Đáp án B
(1) ADN Polimeraza có chức năng kéo dài mạch mới hoặc các đoạn okazaki do đó xuất hiện ở mọi quá trình nhân đôi ADN => ĐÚNG.
(2) Enzim ADN-ligaza có chức năng nối các đoạn okazaki lại với nhau vì vậy nó cũng xuất hiện ở mọi quá trình nhân đôi ADN => ĐÚNG.
(3) rA; rG; rX; rX ta biết rằng các ADN – polimeraza không thể tự tổng hợp nên mạch mới mà nó chỉ có thể kéo dài mạch khi có vị trí 3’ – OH sẵn có trước đó. Vì vậy khi tổng hợp mạch mới thì cần có các đoạn mồi do enzim ARN – polimeraza tổng hợp nên có bản chất là các đoạn ARN ngắn từ 5-15 nucleotit. Thành phần của đoạn mồi này chính là rA; rU; rG; rX => ĐÚNG.
(4) tARN – synthetaza có chức năng hoạt hóa axit amin và gắn axit amin vào tARN, quá trình nhân đôi ADN sẽ không có sự tham gia của enzim trên => SAI.
(5) Enzim kéo dài đầu mút có tên gọi là Telomerase, nó là 1 enizm có hoạt tính ARN- polimeraza tức là có khả năng tự xúc tác nối các nucleotit mà không cần một vị trí 3’-OH trước đó. Enzim này xuất hiện trong các tế bào sinh dục và đặc biệt là các tế bào ung thư thì có thể enzim này được tái hoạt hóa đây là nguyên nhân làm cho các tế bào ung thư phân chia vô hạn . Như vậy enzim này chỉ có ở sự nhân đôi AND của 1 số loại tế bào mà không phải mọi quá trình nhân đôi đều có => SAI
(6) Enzim tháo xoắn: quá trình nhân đôi AND muốn thực hiện được thì 2 mạch của AND mẹ cần tách đôi ra, việc này được thực hiện nhờ các enzim tháo xoắn => ĐÚNG
Vậy chỉ có 4 thành phần luôn có mặt trong mọi quá trình nhân đôi AND.