Kiều Đông Du

Cho các kết luận sau:

(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

(2) Cơ thể mang đột biến gen trội ở trạng thái dị hợp luôn được gọi là thể đột biến.

(3) Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung có thể phát sinh đột biến gen.

(4) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.

(5) Đột biến gen chỉ được phát sinh được ở pha S của chu kì tế bào.

(6) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau.

Số kết luận không đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đỗ Khánh Chi
8 tháng 4 2017 lúc 11:30

Chọn đáp án D.

(1) Đúng: Trong cơ thể có các bazơ nitơ dạng hỗ biến (dạng hiếm) có thể dẫn đến kết cặp nhầm trong quá trình nhân đôi ADN và phát sinh đột biến gen.

(2) Sai: Một số trường hợp gen trội ở trạng thái dị hợp chỉ được biểu hiện ra kiểu hình ở con đực mà không biểu hiện kiểu hình ở con cái và ngược lại (Ví dụ: Hh biểu hiện hói đầu ở nam, không hói ở nữ).

(3) Đúng: Quá trình tự nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung sẽ dẫn đến kết cặp nhầm giữa các bazơ nitơ và nếu không được sửa chữa có thể làm phát sinh đột biến gen.

(4) Sai: Gen ở tế bào chất có rất nhiều bản sao nên nếu xảy ra đột biến lặn thì vẫn bị các bản sao mang gen trội biểu hiện lấn át.

(5) Sai: Gen nằm trong tế bào chất hoạt động độc lập với gen nhân của tế bào, vì vậy gen ở tế bào chất nhân đôi bất kì lúc nào khi cần thiết mà không phụ thuộc vào chu kì tế bào.

(6) Sai: Không phải khi nào đột biến cũng được di truyền cho đời sau. Ví dụ như đột biến giao tử tạo giao tử đột biến, nhưng giao tử đột biến không tham gia thụ tinh hoặc thụ tinh tạo hợp tử không có sức sống thì alen đột biến đó không truyền được sang thế hệ con.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết