Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Thể tích khí H2 (ở 250C, 1 bar) đã thoát ra là:
A. 9,916 lít B. 7,437 lít C. 4,958 lít D. 2,479 lít
Hoà tan hết 3,6 g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 3,7185 lít H2 (đktc). Kim loại là:
A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Ca.
Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 4,958 lít khí hydrogen (ở đkchuẩn). Vậy kim loại M là:
A. Ca B. Mg C. Fe D. Ba
1) \(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\uparrow\left(1\right)\)
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\uparrow\left(2\right)\)
Khối lượng dung dịch tăng bằng khối lượng kim loại phản ứng trừ đi khối lượng khí \(H_2\) thoát ra
\(m_{H_2}=7,8-7=0,8\left(g\right)\)
\(n_{H_2}=\dfrac{0,8}{2}=0,4\left(mol\right)\)
\(V_{H_2}=0,4.24,79=9,916\left(lít\right)\Rightarrow\) Chọn A
2) \(R+H_2SO_4\rightarrow RSO_4+H_2\uparrow\left(1\right)\)
\(n\left(H_2\right)=\dfrac{3,7185}{22,4}=0,166\left(mol\right)\)
\(\left(1\right)\Rightarrow n\left(R\right)=0,166\left(mol\right)\)
\(M\left(R\right)=\dfrac{3,6}{0,166}\approx21,69\left(g/mol\right)\)
Theo đáp án đề bài ta thấy \(Mg\left(M=24\right)\) là gần kết quả trên nhất \(\left(M_{Zn}=65;M_{Fe}=56;M_{Ca}=40\right)\Rightarrow\) Chọn B
3) \(M+2HCl\rightarrow MCl_2+H_2\uparrow\left(1\right)\)
\(n\left(H_2\right)=\dfrac{4,958}{22,4}=0,22\left(mol\right)\)
\(\left(1\right)\Rightarrow n\left(M\right)=0,22\left(mol\right)\)
\(M\left(M\right)=\dfrac{4,8}{0,22}=21,82\left(g/mol\right)\)
Tương tự như câu 2 ta chọn \(Mg\left(M=24\right)\) có kết quả trên gần nhất
\(\Rightarrow\) Chọn B