Cho 11,2 gam kim loại Fe tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 (loãng) sinh ra V lít (đktc) khí H2. Giá trị của V là
A. 5,60.
B. 4,48.
C. 8,96.
D. 2,24.
Cho hỗn hợp X gồm Na, Fe, Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí H2 (đktc). Khi thay kim loại Na và Fe trong X bằng kim loại M (hóa trị II), có khối lượng bằng 1/2 tổng khối lượng của Na và Fe rồi cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thể tích khí H2 bay ra đúng bằng V lít (đktc). Kim loại M là
A. Ca.A. Ca.
B. Ba.
C. Mg.
D. Zn.
Cho m gam kim loại Fe tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl sinh ra 1,12 lít (đktc) khí H2. Giá trị của m là
A. 6,5
B. 5,6
C. 2,8
D. 4,2
Cho 7,2 gam hỗn hợp X gồm ancol etylic, ancol anlylic và glixerol tác dụng với Na kim loại dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt 7,2 gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy cho qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 6,3 gam, khí còn lại được dẫn qua bình đựng 800 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9.
B. 20
C. 15
D. 12
Cho 14,5 gam hỗn hợp X (Fe, Mg, Zn) tác dụng với oxi, thu được 17,7 gam hỗn hợp Y gồm các oxit và kim loại dư. Biết Y tan vừa đủ trong V (ml) dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M tạo ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 250
B. 150
C. 200
D. 300
Cho 10g hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 6,4
B. 3,4
C. 4,4
D. 5,6
Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là ?
A. 1,12
B. 3,36
C. 4,48
D. 2,24
Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị m là
A. 6,4.
B. 3,4.
C. 4,4.
D. 5,6.
Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Chia X thành 2 phần không bằng nhau:
Phần 1: cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc).
Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO (đktc). NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3.
Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28,2
B. 30,8
C. 26,4
D. 24,0