Cho một thanh sắt có khối lượng m gam dung dịch chứa 0,2 mol HCl và a mol CuCl2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt không đổi. Biết tất cả kim loại sinh ra đều bám lên thanh sắt. Viết phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra và tính a.
Cho 5,6 gam bột sắt vào bình khí clo có dư. Sau phản ứng thu được 16,25 gam muối sắt. Tính khối lượng khí clo đã tham gia phản ứng.
Hoà tan hoàn toàn 32,4 gam bột Al vào một lượng vừa đủ dung dịch CuCl2 nồng độ 1,5M. Sau phản ứng, thu được chất rắn A màu đỏ và dung dịch B.
a. Tính khối lượng chất rắn A.
b. Tính thể tích dung dịch CuCl2 đã dùng cho phản ứng trên.
c. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư.
Hoà tan hoàn toàn 16,8 gam bột sắt vào vừa đủ dd CuCl2 1,5M sau phản ứng thu đc chất rắn A và dd B
Cho 2,4 g bột sắt vào 250 ml dung dịch CuCl2 0,2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và chất rắn
a/ Viết phương trình hóa học
b/ Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ửng
c/ Xác định nồng độ mol của các chất tan trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Cho 29,6 gam hỗn hợp bột hai kim loại Fe và Cu vào dd H2SO4 . 1M vừa đủ , người ta thu được 6,72 lít khí ( đktc ) a) tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng ? b) tính thể tích dd H2SO4 đã dùng ?
Cho một lượng bột sắt dư vào 150ml dd axit H2SO4. Phản ứng xong thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng hóa học.
b) Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng.
c) Tính nồng độ mol của dd axit H2SO4 đã dùng (Fe= 56, O= 16, H= 1, S= 32).
Cho 11,2 gam bột sắt vào trong bình chứa khi clo(vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc ta thu được một muối sắt. a) Tỉnh khối lượng clo đã tham gia phản ứng. b) Để trung hòa hết 11,2 gam bột sắt trên thì cần tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M.
Cho 18g hỗn hợp hai kim loại sắt và đồng tác dụng với dd HCl dư. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn A và 4,48l khí (ở đktc)
a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.