Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol Al và 0,35 mol Fe tác dụng với dd chứa hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và H2SO4, thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (gồm NO và H2), dung dịch chứa m gam muối và 10,04 gam hỗn hợp hai kim loại (trong đó kim loại mạnh hơn chiếm 80,88% khối lượng). Giá trị của m là
A. 47,84.
B. 39,98.
C. 38,00.
D. 52,04.
Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol Al và 0,35 mol Fe tác dụng với dd chứa hỗn hợp gồm x mol Cu(NO3)2 và y mol H2SO4, thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (gồm NO và H2), dung dịch chứa m gam muối và 10,04 gam hỗn hợp hai kim loại (trong đó kim loại mạnh hơn chiếm 80,88% khối lượng). Giá trị của (y – x ) là
A. 0,26.
B. 0,25.
C. 0,23.
D. 0,22.
Cho 10 gam hỗn hợp kim loại gồm Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thấy thu được 0,672 lít khí ở đktc. Lấy phần chất rắn còn lại tác dụng với lượng dư HCl (khi không có không khí) thu được 3,808 lít khí ở đktc. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Cho 17 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng với dd H 2 S O 4 loãng, dư thu được 6,72 lít khí (ở đktc) và dung dịch Y. Xác định % khối lượng của các chất trong X.
Cho 3,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm. Tính thể tích dd HCl 2M cần dùng để trung hòa dd kiềm và khối lượng muối clorua thu được.
Cho 18,2 gam hỗn hợp các kim loại Fe, Cr, Cu tác dụng với lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng, nóng trong điều kiện không có không khí thu được dd Y và chất rắn Z cùng 5,6 lít H 2 (đktc). Nếu cho 18,2 gam X tác dụng với lượng dư dd H 2 SO 4 đặc, nguội thu được 1,68 lít khí SO 2 (đktc). Tính thành phần phần trăm crom trong hỗn hợp?
A. 42,86%
B. 52%
C. 26,37%
D. 43%.
Cho hỗn hợp X gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 500ml dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 8,12 gam chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với HCl dư, thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong Y lần lượt là:
A. 0,1 và 0,06
B. 0,2 và 0,3
C. 0,2 và 0,02
D. 0,1 và 0,03
Cho 5,6g gồm Mg và Cu tác dụng với 400ml dd AgNO3 1M. Phản ứng hoàn toàn thu được 32,4 g chất rắn A và dd nước lọc B. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu (lần lượt Mg và Cu) là:
A. 2,6 và 3
B. 4,15 và 1,45
C. 3,52 và 2,08
D. Đáp án khác
Cho 9,65 gam hỗn hợp (Al và Fe) tác dụng với HCl, sau phản ứng ta thu được dungdịch A và 7,28 lít khí B (đktc).
a. Tính khối lượng của từng kim loại trên trong hỗn hợp.
b. Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch A