Ba chiến lược: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” mà Mĩ triển khai ở Việt Nam có điểm giống nhau là
A. đều do quân đội Sài Gòn chỉ huy.
B. đều do quân Mĩ đóng vai trò trụ cột và chủ yếu.
C. đều tiến hành trên toàn Đông Dương.
D. đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ: của Mỹ khác với “Chiến tranh đặc biệt” ở chỗ
A. quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ trực tiếp tham chiến
B. sử dụng vũ khí hiện đại của Mĩ
C. Mĩ giữ vai trò cố vấn.
D. tổ chức nhiều cuộc tấn công vào quân giải phóng.
Chiến thắng quân sự nào sau đây mở đầu cho quân và dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biết” của Mĩ?
A. Chiến thắng Ấp Bắc.
B. Chiến thắng Ba Gia
C. Chiến thắng Đồng Xoài
D. Chiến thắng Vạn Tường
Âm mưu của Mĩ khi thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam là
A. dùng người Việt đánh người Việt.
B. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
C. chia cắt miền Nam Việt Nam, tiêu diệt chủ nghĩa xã hội miền Bắc.
D. để chống lại phong trào cách mạng miền Nam
Âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được thể hiện trong chiến thuật"
A. "tìm diệt" và "chiếm đóng".
B. "trực thăng vận" và "thiết xa vận".
C. dồn dân lập "ấp chiến lược".
D. "tìm diệt" và "bình định" vào "vùng đất thánh Việt cộng".
Thắng lợi quân sự nào tác động trực tiếp buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam?
A. Tiến công chiến lược (1972) ở miền Nam và trận "Điện Biên Phủ trên không" (1972).
B. Miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1968) và lần thứ hai (1972) của Mĩ.
C. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) và trận "Điện Biên Phủ trên không" (1972).
D. Trận Vạn Tường (1965) ở miền Nam và "Điện Biên Phủ trên không" (1972) ở miền Bắc.
Chọn cụm từ đúng điền chỗ trống câu sau đây:
"Nguồn lực chi viện cùng thắng lợi của quân dân miền Bắc trong những năm 1965- 1968 đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược ... của Mĩ - ngụy".
A. Việt Nam hóa chiến tranh.
B. chiến tranh đơn phương.
C. chiến tranh đặc biệt.
D. chiến tranh cục bộ.
Hãy sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian.
1. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
2. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
3. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" bị phá sản.
4. Trung ương Cục miền Nam ra đời.
A. 4, 2, 1, 3
B. 1, 4, 2, 3
C. 4, 2, 1, 3.
D. 1, 2, 4, 3.
Thủ đoạn thâm độc của Mĩ và cũng là điểm khác trước mà Mĩ đã triển khai khi thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"
A. là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.
B. thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt".
C. tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.
D. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.