Hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO và Al2O3. Hòa tan vừa hết 27,84 gam X trong dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y và 6,272 lít khí H2 (đktc). Chia Y thành hai phần bằng nhau:
Phần 1: cho phản ứng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 51,26 gam kết tủa.
Phần 2: cho phản ứng với 500 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 69,10
B. 65,98
C. 72,22
D. 75,34
Chia 10 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại A,B có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 đốt cháy hoàn toàn cần V lít khí O2 ở đktc, thu được 5,32 gam hỗn hợp 2 oxit. Phần còn lại hoà tan hoàn toàn trong dung dịch hcl (dư) thấy có V' lít khí H2 thoát ra ở đktc và m gam muối clorua. Tính các giá trị: V, V', m?
Hoà tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al, Fe3O4 và Al2O3 bằng dung dịch chứa x mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3 thu được dung dịch Y, hỗn hợp khí Z gồm 0,1 mol NO2 và 0,04 mol NO (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Phản ứng với dung dịch NaOH 1M đến khi khối lượng kết tủa không thay đổi nữa thì vừa hết V ml, thu được 7,49 gam một chất kết tủa.
- Phần 2: Phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 30,79 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
A. 420
B. 450
C. 400
D. 360
Chia hỗn hợp X gồm Fe, F e 3 O 4 , F e O H 3 và F e C O 3 thành hai phần bằng nhau. Hoà tan hết phần một trong dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với H 2 bằng 10 và dung dịch chứa m gam muối. Hoà tan hoàn toàn phần hai trong dung dịch chứa 0,57 mol H N O 3 tạo ra 41,7 gam hỗn hợp muối (không có muối amoni) và 2,016 lít hỗn hợp gồm hai khí (trong đó có khí NO). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A.27
B. 29
C. 31
D. 25
Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hoà tan hết phần một trong dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 10 và dung dịch chứa m gam muối. Hoà tan hoàn toàn phần hai trong dung dịch chứa 0,57 mol HNO3, tạo ra 41,7 gam hỗn hợp muối (không có muối amoni) và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí (trong đó có khí NO). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 27.
B. 29.
C. 31.
D. 25.
Hoà tan hỗn hợp X gồm CuSO4 và AlCl3 vào nước thu được dung dịch A. Chia A làm hai phần bằng nhau:
- Phần 1 cho phản ứng với dung dịch BaCl2 dư thu được 6,99 gam kết tủa.
- Phần 2 cho phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn.
Giá trị của m là:
A. 2,4 gam.
B. 3,2 gam.
C. 4,4 gam.
D. Kết quả khác.
Chia m gam hỗn hợp 2 kim loại X và Y có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Phần 2 nung trong oxi đến khối lượng không đổi thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là:
A. 1,56 gam.
B. 2,20 gam.
C. 3,12 gam.
D. 4,40gam.
Cho m gam hỗn hợp FeO, Fe3O4; Fe2O3 tan vừa hết trong V (lít) dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch A. Chia dung dịch A làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 8,8 gam chất rắn.
- Phần 2: làm mất màu vừa đúng 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M trong môi trường H2SO4 loãng dư
Giá trị của m và V lần lượt là
A. 13,6 gam và 0,56 lít.
B. 16,8 gam và 0,72 lít.
C. 16,8 gam và 0,56 lít.
D. 13,6 gam và 0,72 lít.
Hoà tan hoàn toàn 28,11 gam hỗn hợp gồm hai muối vô cơ R2CO3 và RHCO3 vào nước, thu được dung dịch X. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 21,67 gam kết tủa. Phần hai nhiệt phân một thời gian, thu được chất rắn có khối lượng giảm nhiều hơn 3,41 gam so với hỗn hợp ban đầu. Phần 3 phản ứng được tối đa với V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là
A. 110
B. 150
C. 220
D. 70.