Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:
a,Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
b,Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Em tham khảo:
a, - Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”
+ Nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”
+ So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
- Hiệu quả: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.
b, BPTT: điệp ngữ " Vì"
- Nhấn mạnh tình cảm của người cháu đối với người bà. Đồng thời điệp từ ''vì'' được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất.
a) - Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”
+ Nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”
+ So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
- Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng
b) - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ: "Vì"
- Tác dụng: Làm rõ lí do chiến đấu của người chiến sĩ, đồng thời thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc