Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Toudou Yurika

Chỉ ra sự liên kết và nội dung hình thức trong bài thơ Qua Đèo Ngang

Giúp mk vs mk cần gấp

FC Việt Nam
28 tháng 8 2018 lúc 21:59

“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.

Chỉ có hoa rừng, hoa dại, hoa sim, hoa mua. Cỏ cây, hoa lá phải “chen” với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.

Nữ sĩ sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Âm điệu thơ trầm bổng du dương, đọc lên nghe rất thú vị:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

Điểm nhìn đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiểu phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ rong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. chỉ mấy cái lều chợ miền núi, sở dĩ nữ sĩ gọi “chợ mấy nhà” để gieo vần mà thôi: “tà” – “hoa” – “nhà”. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.

Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái gia gia” tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ khách. Lấy cái động (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ. Phép đối và đảo ngữ vận dụng rất tài tình:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gai”

Nghe tiếng chim rừng mà “nhớ nước đau lòng”, mà “thương nhà mỏi miệng” nỗi buồn thấm thía vào 9 tầng sâu cõi lòng, toả rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thương. Sắc điệu trữ tình dào dạt, thiết tha, trầm lắng. Lữ khách là một nữ sĩ nên nỗi “nhớ nước”, nhó kinh kỳ Thăng Long, nhớ nhà, nhó chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc không thể nào kể xiết!

Bốn chữ “dừng chân đứng lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang: “Trời non nước”; nhìn xa, nhìn gần, nhìn cao, nhìn sâu, nhìn 4 phía… rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau, như tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại “một mảnh tình riêng”. Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của “trời non nước” tương phản với cái nhỏ bé của “mảnh tình riêng”, của “ta” với “ta” đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khác khi đứng trên cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn. Đó là tâm trang nhớ quê, nhớ nhà:

“Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta”.


Các câu hỏi tương tự
Lã Duy Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Nam
Xem chi tiết
Hồ Võ Khánh Ly
Xem chi tiết
Vũ Thành Trung
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Vy
Xem chi tiết
Lê Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Vân Đóa
Xem chi tiết
Phan Kim Châu Nhân
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết