giúp mik với
Câu 1: Phân biệt được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo; vật sống, vật không sống. Cho ví dụ minh họa. Nêu được một số tính chất của chất.
Câu 2: Biết được một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí (hình dạng, khả năng lan truyền, chịu nén). Nêu được khái niệm về sự nóng chảy, sự đông đặc, sự hóa hơi, sự ngưng tụ.
Câu 3:
a. Biết được một số tính chất vật lý của oxygen và tầm quan trọng.
b. Thành phần của không khí.
c. Sự ô nhiễm không khí hiện nay: nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục
Câu 4:
a. Nêu được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu. VD: kim loại, thủy tinh, nhựa, gốm sứ, cao su, gỗ
b. Cách sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả
Thế nào là vật thể. Em hãy kể tên một số vật thể và cho biết chất tạo nên vật thể đó?
Chủ đề 1. Mở đầu về Khoa học tự nhiên.
1. Trình bày khái niệm Khoa học tự nhiên là gì?
- Nêu các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu?
- Vai trò của KHTN đối với đời sống? Lấy 03 ví dụ về vật sống và 03 ví dụ về vật không sống?
2. Nêu một số quy định an toàn khi học trong phòng thực hành?
Chủ đề 3. Chất quanh ta.
1. Nêu 03 ví dụ về vật thể tự nhiên, 03 ví dụ về vật thể nhân tạo?
2. Kể một số tính chất của chất mà em đã học. Nêu khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.
3. Nêu một số tính chất của oxygen mà em đã học (gợi ý: về trạng thái, màu sắc, tính tan,...). Lấy 01 ví dụ cho thấy vai trò của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.
4. Nêu thành phần của không khí. Trình bày vai trò của không khí đối với tự nhiên. Trình bày các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (gợi ý: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm).
5. Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
Chủ đề 4. Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.
1. Trình bày tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, mà em đã được học.
Gợi ý:+ Một số vật liệu (kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh, ...);
+ Một số nhiên liệu (than, gas, xăng dầu, ...);
+ Một số nguyên liệu (quặng, đá vôi, ...);
2. Nêu cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và trình bày sơ lược về an ninh năng lượng.
Chủ đề 5. Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
1. Trình bày một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp (lắng, gạn, lọc, cô cạn, chiết) và lấy ví dụ về ứng dụng của các cách tách đó.
2. Trình bày mối quan hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với các phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp.
Gợi ý: Các tính chất vật lí khác nhau về khối lượng riêng, kích thước hạt, khả năng bay hơi, khả năng hòa tan,… được sử dụng như thế thế nào để tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Bài 1: Các chất dưới đây tồn tại ở thể nào trong điều kiện thường? Hãy liệt kê ít nhất 3 tính chất vật lí của các chất đó.
a) Đường mía (sucrose) c) Sắt (iron)
b) Muối ăn (sodium chloride) d) Nước
Bài 2: Hãy giải thích vì sao 1 ml nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm thể tích lớn hơn rất nhiều (khoảng 1300 ml) ở điều kiện thường.
Bài 3:
a) Tại sao khi có đám cháy nhỏ trong gia đình, nếu không có sẵn bình cứu hỏa, trong một số trường hợp, người ta dội nước vào đám cháy hoặc lấy chăn nhúng vào nước để trùm lên đám cháy?
b) Tại sao khi có đám cháy xăng dầu, người ta không dùng nước để dập lửa?
Bài 4: Trung bình mỗi giờ, một người lớn hít vào khoảng 500 ml không khí.
a) Trong một ngày đêm, mỗi người hít vào khoảng bao nhiêu lít không khí?
b) Biết cơ thể người giữ lại \(\dfrac{1}{3}\) lượng oxygen trong không khí. Mỗi ngày đêm, mỗi người cần trung bình bao nhiêu lít oxygen?
Oxygen có những tính chất vật lí nào?Dựa vào biểu hiện của mình em hãy tính thể tích oxygen có trong phòng học của mình.Biết phòng học có chiều dài 7m,chiều rộng 5m và chiều cao là 4m
Có bao nhiêu loại oxit? Mỗi loại lấy một chất làm ví dụ
Chọn 4 loại oxit được điều chế trực tiếp mà không xuất phát từ khí oxi. Cho ví dụ cụ thể.
Có thể phân biệt 2 chất rắn CaO, P 2 O 5 bằng cách hòa tan từng chất vào nước, rồi thử dung dịch tạo ra với
A. dung dịch HCl
B. dung dịch NaOH
C. kim loại Cu
D. quỳ tím
Ở trong phòng có nhiệt độ 25 oC thì chất nào trong những chất sau đây theo thứ tự ở thể rắn, thể lỏng, thể khí: A. Thủy ngân (mercury), chì (lead), oxygen C. Chì (lead), thủy ngân (mercury), oxygen B. Oxygen, chì (lead), thủy ngân (mercury) D. Nước, chì (lead), thủy ngân (mercury)