1.xác định và phân tích cấu tọa của câu văn ở trên và cho biết câu văn đó thuộc kiểu câu gì
tìm từ tượng hình tượng, tượng thanh trong câu thơ sau:
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 10
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngai rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mìh muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
(Khái Hưng, theo Ngữ văn 6, tập 2)
Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?
A. Song hành
B. Quy nạp
C. Diễn dịch
D. Tổng phân hợp
Bài 1 : Cho đoạn thơ sau đây
Có gì đâu , có gì đâu
Mở màu ít chất dồn lâu hóa nhiều\
Rễ riêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vận hát du lá cành
Yêu nhiều nắng gió trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
A ) em hãy chỉ ra phép tu từ
B ) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ
Đọc đoạn văn:
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
(Trích Lá rụng – Khái Hưng)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 4. Qua hình ảnh chiếc lá, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Tìm phép tu từ trong đoạn văn và nêu tác dụng :
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là thân cây. Chín, mười đứa trẻ chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi lại ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng đàn trâu ra về, lững thững từng bước chân nặng nề. Bỗng sừng trâu được ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Nhờ mọi người giúp em làm bài tập này, ghi rõ tác dụng (đừng ghi chung chung là giúp cho vật trở nên sinh động hay đại loại là như thế) với ạ! Em cảm ơn.
Trong đoạn trích Hai cây phong, khi mây đen kéo đến cùng với bão dông xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong được ví với hình ảnh nào?
A. Như một đốm lửa vô hình.
B. Những ngọn hải đăng trên núi.
C. Như một làn sóng thuỷ triều.
D. Như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
Câu văn: “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo” thuộc kiểu câu gì nếu chia theo mục đích nói? Xác định hành động nói của câu này.