Câu 9: Ý nào sau đây KHỒNG phải là hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học?
A. Thiên địch không tiêu diệt được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng
B. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển
C. Một loài thiên địch vừa có thể có ích vừa có thể có hại
D. Mang lại hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường
Câu 10: Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám, ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám. Đây là biện pháp đấu tranh sinh học nào?
A. Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
B. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh
C. Gây vô sinh
D. Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh lên trứng của sâu hại
Câu 11: Động vật nào thích nghi với đời sống ở môi trường đới lạnh?
A. Chuột nhảy
B. Gấu trắng
C. Lạc đà
D. Rắn quăng thân
Câu 12: Môi trường nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
A. Đới lạnh
B. Hoang mạc đới nóng
C. Nhiệt đới khí hậu nóng ẩm
D. Cả đới nóng và đới lạnh
Câu 13: Động vật nào thích nghi với đời sống ở môi trường hoang mạc đới nóng?
A. Chuột nhảy
B. Gấu trắng
C. Cú tuyết
D. Cáo Bắc cực
Câu 14: Chim cánh cụt có lớp mỡ dưới da rất dày để làm gì?
A. Dự trữ nước
B. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể, dự trữ năng lượng
C. Giúp chim nổi khi bơi
D. Làm thân chim nhẹ hơn
Câu 15: Đặc điểm nào thường gặp ở động vật đới lạnh là gì?
A. Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày
B. Lông màu trắng vào mùa đông
C. Hoạt động vào ban đêm
D. Di chuyển bằng cách quăng thân