Câu 6. Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến xương?
Câu 7. Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến tim và hệ mạch?
Câu 8. Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến cơ quan hô hấp?
Câu 9. Các chấn thương xảy ra trong hoạt động TDTT là gì?
Câu 10. Kẻ thù của TDTT là gì?
Câu 11. Mục đích tập luyện TDTT là gì?
Câu 12. Nguyên nhân xảy ra chấn thương là gì?
Tham khảo
Câu 6. Tập luyện TDTT với lượng vận động phù hợp có tác dụng kích thích tích cực đến sự phát triển chiều dài và chu vi của xương, có tác dụng kích thích phát triển chiều cao và chất lượng xương đối với thiếu niên (Mc Ardle, 2000).
Câu 7. Luyện tập TDTT một cách có hệ thống, tim sẽ dần thích nghi với lượng vận động thể lực. Về mặt cấu trúc, kích thước các tế bào cơ tim tăng làm cho khối cơ tim lớn hơn, thành buồng tim dầy hơn và thể tích buồng tim tăng.
Câu 8. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đặc biệt là làm các động tác gập duỗi ngực có thể làm cho sức mạnh của cơ hô hấp được tăng cường, lồng ngực to lên điều này có lợi cho sự sinh trưởng phát dục của tổ chức phổi, cũng như sự khuyếch trương của phổi từ đó làm cho dung tích sống tăng lên. – Tăng cường độ sâu hô hấp.
Câu 9.
- Bong gân mắt cá chân
- Chuột rút
- Căng cơ
- Chấn thương vai
- Chấn thương đầu gối
Câu 10. chấn thương
Câu 11.
- Để có 1 sức khỏe tốt
- Tăng cường sức khỏe cho cơ thể
Câu 12.
- Nhận thức chưa đầy đủ về chấn thương thể thao
- Do không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vật chất, kỹ thuật trong tập luyện
- Khởi động không thích hợp
- Do không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện khí hậu và điều kiện vệ sinh