Câu 51:Du lịch có vai trò gì đối với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa?
A.Mang lại nguồn lực đặc biệt to lớn cho việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa.
B.Cung cấp chiến lược của ngành để Sử học đưa ra kế hoạch phát triển bền vững
C.Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng
D.Kết nối và nâng cao vị thế của ngành Khảo cổ học.
Câu 52: “Di sản văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích lũy trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”.Như vậy, di sản văn hóa không gồm loại nào sau đât?
A.những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại
B.Di sản văn hóa vật thể.
C.Di sản văn hóa phi vật thể.
D.Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.
Câu 53: Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trong?
A.Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch.
B.Hoạt động sản xuất của các nhà máy,xí nghiệp,
C.Những giá trị về lịch sử, văn hóa truyền thống.
D.Sự đổi mới,xây dựng lại các công trình di sản.
Câu 54: Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như;tính nguyên trạng,giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích” đảm bảo “ tính xác thực”, “ giá trị nổi bật và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,… Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?
A.Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.
B.Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.
C.Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.
D.Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.
Câu 55: Điểm khác của công nghiệp văn hóa so với các ngành công nghiệp khác là gì?
A.Sản phẩm tạo ra có tính hàng hóa, có giá trị kinh tế vượt trội
B.Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
C.Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
D.Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghệ hiện đại.
Câu 56: Lĩnh vực/loại hình nào sau đây không thuộc công nghiệp văn hóa?
A.Điện ảnh
B.Xuất bản
C.Thời trang
D.Du lịch khám phá.
Câu 57: Ý nào không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị cảu di sản văn hóa di sản thiên nhiên
A.Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách quốc tế.
B.Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiện và con người đối với di sản vật thể và di sản thiên nhiên
C.Góp phần tái tạo,gìn giữ và lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ sau.
D.Góp phần làm tăng giá trị khoa học,bảo vệ đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững của di sản thiên nhiên.
Câu 58: Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là nhiệm vụ của
A.Ngành khoa học tự nhiện và công nghệ, cơ quan quản lí của Nhà nước.
B.Ngành khoa học xã hội và nhân văn: cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng, cá nhân.
C.Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế- chính trị- xã hội, cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng và cá nhân
D.Viện bảo tàng, bảo tồn,nhà trưng bày,tổ chức chuyên môn, cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng và cá nhân.
Câu 59:Đâu là sự kiện lịch sử từng xảy ra gắn với di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A.Lịch sử về quá trình hình thành và phát triển Dân ca quan họ.
B.Lịch sử ra đời nhã nhạc cung đình Huế.
C.Lịch sử của Hoàng thành Thăng Long
D.Cả A,B,C đều đúng.
Câu 60: Ngày 24/11/2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định lấy ngày 23/11 hằng năm là Ngày Di sản Việt Nam.Quyết định đã xác định yêu cầu gì?
A.giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hòa dân tộc, ý thức trách nhiệm của toàn dân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc
B.Tuyên truyền rộng rãi các di sản văn hóa ra thế giới.
C.Tôn vinh những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa di sản
D.Đáp án khác.
52.A
53.C
54.B
55.C
56.A
57.A
58.C
giải ngay cho mik cái câu 51 và 60 đi nha