Câu 32. Đặt một vật gần trước một gương cầu lõm và quan sát ảnh của nó trong gương, ta sẽ thấy so với vật thì ảnh có vị trí
A. có thể nằm gần gương hay xa gương hơn tùy thuộc vào vị trí của vật trước gương
B. nằm gần gương hơn.
C. bằng khoảng cách từ vật đến gương. D.. nằm xa gương hơn.
-một vật đặt trước vị trí nào trước gương cầu lõm thì ms cho ảnh lớn hơn vật?
a.ở gần sát gương
b.ở rất xa gương
c.cách gương 10m
d.cách gương 20m
Quan sát một viên phấn đặt sát gương cầu lõm
a. Ảnh của viên phấn là ảnh thật hay ảnh ảo? Độ lớn của ảnh như thế nào so với độ lớn của viên phấn? Khoảng cách từ ảnh của viên phấn đến gương gần hơn hay xa hơn khoảng cách từ viên phấn đến gương?
b. Nếu xê dịch viên phấn đến gần gương thì ảnh của nó xê dịch như thế nào?
c. Nếu xê dịch viên phấn ra xa gương thì ảnh của nó xê dịch như thế nào?
Quan sát một viên phấn đặt trước gương cầu lồi
a. Ảnh của viên phấn là ảnh thật hay ảnh ảo? Độ lớn của ảnh như thế nào so với độ lớn của viên phấn? Khoảng cách từ ảnh của viên phấn đến gương gần hơn hay xa hơn khoảng cách từ viên phấn đến gương?
b. Nếu xê dịch viên phấn đến gần gương thì ảnh của nó xê dịch như thế nào?
c. Nếu xê dịch viên phấn ra xa gương thì ảnh của nó xê dịch như thế nào?
Tìm trong nhà một đồ dùng có tác dụng tương tự như một gương cầu lõm. Đặt một vật ở vị trí thích hợp trước gương cầu lõm đó để nhìn thấy ảnh ảo của vật, di chuyển vật lại gần gương, độ lớn của ảnh thay đổi như thế nào?
Câu 22: Chọn phát biểu đúng?
A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.
B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.
C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.
Câu 23: : Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?
A. Vì pha đèn không phản xạ được ánh sáng.
B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.
C. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song.
D. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.
Câu 24: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?
A. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.
B. Khi S’ là nguồn sáng
C. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.
D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.
Câu 1: Đặt một vật trước gương phẳng rồi quan sát ảnh của vật đó. Chọn đáp án đúng.
A. Vật đó cho ảnh hứng được trên màn.
B. Vật đó cho ảnh nhỏ hơn vật, không hứng được trên màn.
C. Vật đó cho ảnh ảo lớn bằng vật.
D. Cả 3 nhận xét đều đúng.
Câu 2: Chọn kết luận đúng.
A. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
B. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng 0.
C. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng 2 lần khoảng cách từ vật đến gương.
D. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng một nửa khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 3: Một gương phẳng đặt vuông góc với mặt sàn, một người đứng ở các vị trí khác nhau
trên sàn để soi gương. Nhận xét nào đúng?
A. Ảnh trong gương luôn cao bằng nhau.
B. Ảnh khi người đứng gần gương cao hơn ảnh khi người đứng xa gương.
C. Ảnh luôn luôn thấp hơn người.
D. Ảnh luôn luôn cao hơn người.
Câu 4: Hai tấm gương phẳng giống hệt nhau được đặt vuông góc với nhau và vuông góc với
mặt sàn, mặt phản xạ quay vào nhau. Một người đứng giữa hai gương lần lượt nhìn ảnh của
mình trong hai gương. Đặc điểm của hai ảnh đó như thế nào ?
A. Hai ảnh có chiều cao như nhau. B. Hai ảnh giống hệt nhau.
C. Hai ảnh có chiều cao khác nhau. D. Cả A và B đều đúng.
Câu 5: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một vật sáng S đặt trước gương phẳng ?
A. Chỉ khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.
B. Chỉ khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.
C. Chỉ khi S’ là nguồn sáng.
D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng.
Câu 6: Ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi:
A. Giao nhau của các tia phản xạ.
B. Giao nhau của đường kéo dài các tia phản xạ.
C. Giao nhau của các tia tới.
D. Giao nhau của đường kéo dài các tia tới.
Câu 7: Đặt một vật sáng có dạng một đoạn thẳng trước gương phẳng, ảnh của vật sáng đó qua
gương phẳng ở vị trí như thế nào so với vật ?
A.Luôn song song với vật. B. Luôn vuông góc với vật.
C. Luôn cùng phương, ngược chiều với vật. D. Tùy vị trí của gương so với vật.
Câu 8: Một vật chuyển động trước một gương phẳng. Ảnh của vật đó
A. Chuyển động với tốc độ bằng tốc độ của vật.
Trung tâm Khoa Bảng. Tel: 024 66865087 - 0983614376
B. Đứng yên.
C. Chuyển động với tốc độ gấp 2 lần tốc độ của vật.
D. Chuyển động với tốc độ bằng nửa tốc độ của vật.
Câu 9: Cho các hình vẽ sau. Hình nào mô tả đúng tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng ?
A. Hình a)
B. Hình b)
C. Hình c)
D. Cả 3 hình
Câu 10: Điểm sáng S đặt trước gương phẳng với các khoảng cách như hình dưới đây. S’ là ảnh
của S qua gương. Hãy xác định khoảng cách SS’.
A. SS’ = 25 cm.
B. SS’ = 20 cm.
C. SS’ = 50 cm.
D. SS’ = 40 cm.
Câu 11: Hãy đặt hình vẽ dưới đây trước một gương phẳng ở nhà bạn và viết từ Tiếng Anh bạn
thấy cũng như nghĩa của nó? Có thể giải thích tại sao phía trước các xe cứu thương ta nhìn thấy
những chữ như vậy.
Từ tiếng Anh:
Vì sao người lái ô tô hay xe máy không dùng gương cầu lõm để quan sát ảnh ảo của các vật ở phía sau xe?
aVì ảnh không rõ nét
bVì vật phải để rất gần gương mới cho ảnh ảo
cVì ảnh ảo nhỏ hơn vật nhiều lần
dVì ảnh ảo nằm xa gương ở phía sau mắt
Hãy chọn các cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong các câu sau đây sao cho có ý nghĩa vật lý:
a. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ….. và …… hơn vật.
b. Vùng quan sát được trong gương cầu lồi rộng hay hẹp tùy thuộc vào……và…….gương.
c. Với cùng một vị trí ……., vùng nhìn thấy của gương cầu lồi……..vùng nhìn thấy của gương phẳng……..