Rừng đước
Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây
đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ
ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây
thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết
bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ
nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh
tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.
Câu 5: Theo sự hiểu biết của em, rừng đước thường có ở vùng nào? Chúng ta cần
làm gì để phát triển và bảo vệ chúng?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6 : Hãy nêu nội dung chính của bài văn trên.
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Đọc thầm: Rừng đước
Rừng đước mênh mông. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Mặt đất lầy nhẵn thín, không một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết chân của những con dã tràng bé tẹo.
Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua, trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.
Câu 8: Trong bài văn có mấy câu ghép?
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Những từ ngữ nào sau đây tả chiều rộng?
A. Bao la, tít tắp, xa xa, thăm thẳm.
B. Mênh mông, rộng lớn, hun hút, ngoằn nghèo.
C. Bát ngát, sâu thẳm, chót vót, xa xăm.
D. Mênh mông, bao la, bát ngát, thênh thang
Câu 1. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại:
a) tít mù, mênh mông, tít tắp, vời vợi, ngút ngát.
b) bao la, mênh mông, vô tận, lướt thướt, thênh thang.
c) Hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm, lê thê.
Câu 2: Hãy thay cặp quan hệ từ trong câu bằng quan hệ từ khác để có câu đúng:
a, Cây bị đổ nên gió thổi mạnh.
b, Bố em sẽ thưởng cho em một hộp màu vẽ vì em học giỏi.
c, Ông tôi đã già thì không một ngày nào ông quên ra vườn.
d, Mây tan vì mưa tạnh dần.
e, Vì hoa không đẹp nên mùi hương của nó thật là quyến rũ.
Câu 3: Điền vế câu thích hợp và chỗ trống:
a. Vì trời mưa..................................................................................................................................
b. Nếu trời mưa...............................................................................................................................
c. Tuy trời mưa ..............................................................................................................................
d. Nếu bạn chăm chỉ học tập ..........................................................................................................
e. Mặc dù nhà Minh khó khăn .......................................................................................................
Câu 4: Đặt câu có cặp quan hệ từ sau:
a. Vì ...............nên...........
b. Tuy ............nhưng.......
c. Nếu ........... thì ............
d. Không những........ mà.........
10.Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa?
a .lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông
b.vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh
c.bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát
d. nhỏ nhắn, bé xíu, bao la, mênh mông
Để miêu tả chiều rộng của không gian thì nên dùng nhóm từ ngữ nào sau đây?
A. mênh mông; bát ngát; bạt ngàn; bao la
B. chất ngất; chót vót; vòi vọi; thăm thẳm
C. sâu hoắm; hun hút; thăm thẳm; vút
D. vô tận; loằng ngoằng; vô cùng tận; tít tắp
Điền tiếng có vần " uyên " thích hợp vào chỗ trống:
"Chỉ có ? mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào."
(Theo Xuân Quỳnh)
. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “mênh mông” trong các câu sau:
A. Vòm trời cao xanh mênh mông.
B. Lòng bác rộng mênh mông như biển cả.
Câu 5. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
A. Lạ lẫm, lạnh lùng, lần lượt, lanh lảnh, lú lẫn.
B. Héo hắt, hì hục, hả hê, ham hố, hòa hoãn.
C. Mênh mông, mê man, mong muốn, mịn màng, méo mó.
D. Nhí nhảnh, nhẹ nhõm, nhốn nháo, nhạt nhẽo, nhấm nháp
câu 6:
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
(Theo Tạ Duy Anh)
1. “Tuổi ngọc ngà” được nhắc đến trong văn bản trên là gì? (0.5 đ)
2. Tại sao tác giả lại nói “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều”? (1 đ)
3. Nêu suy nghĩ của em về ước mơ của trẻ thơ. (1 đ)
4. Trong câu: “Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào, có tác dụng gì? (2.0 đ)
5. Chép 1 câu văn và xác định các thành phần trong câu đó. (0.5 đ)