Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thanh Nguyễn

Câu 2. Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

                                                               Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

                                                               Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

                                                                            Thân em như chẽn lúa đòng đòng

                                                                    Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.          

 

                      Hai dòng đầu của bài ca dao có gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì? Hình ảnh cô gái ở hai dòng cuối có mối quan hệ gì với hai dòng đầu?

minh nguyet
13 tháng 12 2021 lúc 16:27

Em tham khảo:

Dòng thơ 12 tiếng thay vì 6 tiếng và 8 tiếng (lục, bát) mà chúng ta vẫn thường gặp ở các bài ca dao khác. Như thế có tác dụng gợi lên sự rộng dài, to lớn, và vì vậy ta có cảm giác cánh đồng lúa như trải dài ra mênh mông, vô tận.

Các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, điệp ngữ và phép đối xứng giúp cho người đọc như đang đứng trước một cánh đồng không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp và đầy sức sống. Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái

Đứng bên ni đồng - Đứng bên tê đồng ==> Điệp từ và đối

Mênh mông bát ngát - Bát ngát mênh mông ==> Đảo ngữ

Hình ảnh cô gái:

Hai câu ca dao miêu tả vẻ đẹp của cô gái. Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng cô chính là người làm ra cánh đồng 

Phép tu từ so sánh: cô gái như "chẽn lúa đòng đòng" trong buổi sáng mai vừa thể hiện sự trẻ trung đầy sức sống và sự tinh khôi thanh khiết, lại vừa rất duyên dáng mảnh mai của người con gái.

Bức tranh gợi nhiều hơn tả, gợi lên sự hài hòa giữa con người và cảnh vật một cách tuyệt đẹp, cánh đồng trù phú mênh mông, lòng người phơi phới rạo rực.