Câu 2. (1,0 điểm) Nhằm thể hiện tình cảm của mình với quê hương, tác giả đã sử dụng những hình ảnh và biện pháp tu từ gì? Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào trong bài thơ? Câu 3. (0,5 điểm) Theo em, nội dung xuyên suốt bài thơ là gì? Câu 4. (0,5 điểm) Trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ tâm trạng, cảm xúc và nồi niêm gì đối với quê hương? Câu 5. (0,5 điểm) Kể tên một đến hai bài thơ hoặc một số câu thơ viết về con đường quê mà em biết? Câu 6. (2,0 điểm) Bài thơ đã giúp em có thể nhận thức và thái độ gì đối với quê hương?
Câu 2:
Những hình ảnh: con đường, hơi cỏ vương, hương đồng, hoa dại, đám lúa, nương sắn, ao rêu, nắng hè, mưa lụt.
Những BPTT: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ.
Yếu tố tự sự có vai trò kể lại cảm nhận, suy nghĩ của con đường với những gì liên quan đến quê làng. Yếu tố miêu tả giúp cho yếu tố tự sự thêm sâu sắc, hay hơn. Từ đó, bài thơ thêm sự gợi hình gợi cảm, hấp dẫn người đọc.
Câu 3:
Nội dung xuyên suốt là bày ra suy nghĩ của con đường quê với thời gian quá khứ đến hiện tại. Từ đó, cái suy nghĩ ấy cũng là đang bộc lộ suy nghĩ của tác giả, con đường cũng chính là tác giả.
Câu 4:
Bộc lộ tâm trạng yêu quê hương, cảm xúc tràn đầy sự thương mến với quê nhà, nỗi niềm lo lắng mùa màng quê mình. Bên cạnh đó còn là tình quê ở buổi hẹn hò làm tác giả hết cái buồn khi đau đáu với cái nắng hè.
Câu 5:
Bài thơ: Nẻo đường quê em, Trên những nẻo đường quê tôi!.
Câu 6:
Nhận thức: quê nhà là nơi thân thuộc nhất với mình, là con đường giúp em vững vàng bước vào đời.
Thái độ: càng cảm thấy yêu thương quê mình hơn xiết bao, dù cho có đi đâu và làm gì thì hình ảnh quê hương vẫn luôn ở trong trái tim em không bao giờ phai nhòa. Em sẽ cố gắng học thật giỏi, cống hiến cho quê nhà mai này thêm tươi đẹp.