phương thảo

Câu 11: Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào sai?

A. v = 40 km/h.               B. v = 400 m / ph.              C. v = 4km/ ph.          D. v = 11,1 m/s.

Câu 12: Một người đi quãng đường dài 1,5 km với vận tốc 10m/s. thời gian để người đó đi hết quãng đường là:

A. t = 0,15 giờ.         B. t = 15 giây.            C. t = 2,5 phút.              D. t = 14,4phút.

Câu 13: Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là:

A. 240m. B. 2400m. C. 14,4 km. D. 4km.

Câu 14: Chuyển động của vật nào sau đây được coi là đều ?

A. Chuyển động của ôtô đang chạy trên đường.        B. Chuyển động của tàu hoả lúc vào sân ga.

C. Chuyển động của máy bay đang hạ cánh xuống sân bay.

D. Chuyển động của chi đội đang bước đều trong buổi duyệt nghi thức đội.

Câu 15: Một người đi bộ đi đều trên đoạn đường đầu dài 2 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường sau dài 2,2 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là:

A. 2,1 m/s.     B. 1 m/s.         C. 3,2 m/s.           D. 1,5 m/s.

Câu 16: Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h.

Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. 3 km.                   B. 5,4 km.               C. 10,8 km.                D. 21,6 km.

Câu 17: Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên bi trên cả 2 đoạn đường là:

A. 13cm/s;         B. 10cm/s;        C. 6cm/s;           D. 20cm/s.

Câu 18: Một vật chuyển động trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc 40 km/h; nửa thời gian sau đi với vận tốc 30 km/h. Vận tốc trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển động là:

A. 30km/h;             B. 40km/h;             C. 70km/h;         D. 35km/h.

Câu 19: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố :

A. Phương , chiều.                         B. Điểm đặt, phương, chiều.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn.                    D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

Câu 20: Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ?

A. Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn.     B. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương.

C. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.

D. Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều.

Câu 21: Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào?

A. Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý.

B. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho tr ước.

C. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

D. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực.


Các câu hỏi tương tự
nguyenkhanhan
Xem chi tiết
Trần thị thùy dương
Xem chi tiết
Vũ Quý Bình
Xem chi tiết
Trần Hằng
Xem chi tiết
Hồ Hữu Duyy
Xem chi tiết
Dũng Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Trần Ngọc Bảo Như
Xem chi tiết
nguyễn đức anh
Xem chi tiết