Câu 1. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn đã gây ra những hệ quả gì?
Câu 2. Theo em cách mạng công nghiệp đã có tác động quan trọng như thế nào đối với đời sống xã hội?
Câu 3 . Em hãy mô tả những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây giai đoạn từ sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX?
Câu 4. Cách mạng công nghiệp đã có những tác động quan trọng nào đối với sản xuất?
Câu 5. Trình bày tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh.
Câu 6. Phân tích hệ quả của xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
Câu 7. Em có suy nghĩ gì về công lao của các chúa Nguyễn trong việc mở rộng lãnh thổ của Tổ Quốc? Thái độ và hành động của bản thân em đối với những thành quả mà thế hệ cha ông đã tạo dựng?
Cảm ơn mn đã giúp
Câu `1`
`@` Hệ quả là:
`+` Cuộc xung đột khiến đất nước bị chia thành `2` phần là Đàng Ngoài `-` Đàng Trong, gây ra sự phân hóa và mất đoàn kết.
`+` Làng mạc bị tàn phá, sản xuất đình trệ, và buôn bán gặp nhiều khó khăn.
`+` Khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là nơi giao tranh ác liệt.
`+` Nhiều gia đình phải li tán, đời sống nhân dân trở nên khốn cùng do chiến tranh liên miên.
Câu `2`
`@` Cách mạng công nghiệp đã có tác động quan trọng đến đời sống xã hội là:
`+` Giai cấp tư sản nổi lên, trở thành tầng lớp thống trị, trong khi giai cấp vô sản bị bóc lột.
`+` Phát triển công nghiệp dẫn đến sự hình thành và mở rộng các đô thị, thay đổi cách sống của người dân
`+` Bị bóc lột nhưng có cải thiện về đời sống và nơi làm việc nhờ tiến bộ công nghệ.
Câu `3`
`@` Nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây giai đoạn từ sau thế kỉ `XVI ->` thế kỉ `XIX` là:
`+` Các nước phương Tây đang trong giai đoạn phát triển mạnh, nên cần vật chất, nguyên liệu, thị trường,... đã tích cực xâm lược các nước.
`+` Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
`+` Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lý quan trọng và giàu tài nguyên, trở thành mục tiêu xâm lược của các nước phương Tây.
`+` Các cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước diễn ra liên tục, nhưng do thiếu tổ chức và lãnh đạo, nhiều cuộc đấu tranh đã thất bại.
`+` Cuộc đấu tranh thất bại, nhưng tinh thần yêu nước và khát vọng độc lập vẫn được duy trì và truyền lại cho các thế hệ sau.
Câu `4`
`@` Cách mạng công nghiệp đã có những tác động quan trọng với sản xuất là:
`+` Ra đời của máy móc và công nghệ mới đã làm tăng năng suất lao động.
`+` Các ngành như giao thông vận tải, khai mỏ, và nông nghiệp đều được thúc đẩy phát triển.
`+` Chuyển từ văn minh nông nghiệp `->` văn minh công nghiệp.
`+` Nước tư bản thay đổi thành các khu công nghiệp lớn, thành phố đông dân,...