Câu 1. Trình bày những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1921 đến năm 1941. Ý nghĩa của những thành tựu đó
Câu 2. Trình bày nguyên nhận và biểu hiện, hậu quả của cuộc đại suy thoái kinh tế trong những năm 1929 - 1933? Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất?
Câu 3.Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939 - 1945)
Câu 4. Phân tích hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay
Mai em thi =(
Câu `1`
`@` Những Thành tựu từ `1921`-`1922`:
`-`: Tháng `3` - `1921` Đảng Bôn - sê - vích quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) do Lê - Nin đề xướng , chính sachs bao gồm :
`+` Bãi bỏ Trưng thu lương thực thừa , tha bằng thu thuế lương thực
`+` Cho phép tự di buôn bán , cho tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ , khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư và Nga .
`=>` Nhờ vậy , Nga Xô Viết đã dần vượt qua cơn khủng hoảng , phục hồi kinh tế và đời sống nhân dân dần được cải thiện .
`-` tháng `12`-`1922` , Liên Bang Cộng Hòa xã hội chũ nghĩa Xô Viết được thành lập ( còn gọi là Liên Xô) thời điểm thành lập gồm 4 nước cộng hòa nhưng đến năm `1940` đã tăng lên thành 15 nước .
`@` những thành tựu từ `1922` - `1941`
`-` Về kinh tế :
`+` sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế , tháng `12` - `1925` , Đại hội của đảng Bôn- sê - vích đã xác định được đường lối và nhiệm vụ cơ bản để thực hiện công nghiệp hóa xã hội chũ nghĩa , đặt trọng tâm vào phát triển công nghiệp nặng .
`+` Trải qua 5 năm ( `1928` - `1932` . `1933` - `1937`) xây dựng CNXH , Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp .
`+` Sản xuất công nghiệp đã chiếm hơn `70%` tổng sản phẩm kinh tế quốc dân
`+` sản lượng công nghiệp đứng đầu Châu Âu và thứ 2 thế giới ( sau Mỹ)
`+` Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp hoàn thành với quy mô sản xuất lớn .
`-` về xã hội , văn hóa , giáo dục :
`+` Xóa bỏ giai cấp bị bóc lột , chỉ còn lại giai cấp lao động là công nhân , nông dân tập thể cùng tầng lớp tri thức XHCN
`+` Xóa nạn mù chữ , xây dựng hệ thóng giáo dục thống nhất . Các ngành KHTN , KHXH văn học , nghệ thuật đạt nhiều thành tựu lớn .
`+` tháng `6` -`1941` phát xít Đức tấn công Liên Xô , nhân dân Liên Xô phải tạm dừng kế hoạch 5 năm lần thứ 3 để tiến hành công cuộc chiến tranh giữ nước .
câu `2` :
`@` Nguyên nhân :
`-` `1929` - `1933` , kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng , nhưng do sản xuất hàng hóa ồ ạt , ''cung vượt quá cầu'' dẫn đến suy thoái kinh tế
`-` Kéo theo đời sống nhân dân trở nên khó khăn .
`@` Biểu hiện :
`-` Tháng 10/1929, cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau đó lan rộng ra toàn thế giới tư bản chủ nghĩa, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực (tài chính, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp…).
`-` Khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932.
`@ ` Hậu quả :
`- `Về kinh tế:
`+` Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
`- `Về chính trị - xã hội:
`+` Những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
`=>` Lý do cuộc khủng hoảng là cuộc khủng hoảng kéo dài , để lại hậu quả khủng khiếp vì :
`-` Kéo dài nhất vì đây là cuộc khủng hoảng kéo dài `5 `năm (từ năm `1929` đến năm `1933`), dài hơn các cuộc khủng hoảng trước đó.
`- `Gây thiệt hại nặng nề nhất vì những thiệt hại do cuộc khủng hoảng đưa đến là không thể tính được. Cuộc khủng hoảng diễn ra trên tất cả các mặt của kinh tế thế giới.
`-` Đặc biệt, hậu quả chính trị - xã hội tai hại nhất là nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh ngày càng tăng của nhân dân cả nước, dẫn đến việc chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở nhiều nước và đẩy loài người đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới là không thể tránh khỏi.
câu `3` :
`-` Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
`-` Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (`1929` – `1933`) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm `30` của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.`-` Ngoài ra , chính để khắc phục hậu quả của cuộc đại suy thoái kinh tế mà nhiều nước đã chọn đi theo con đường chũ ngĩa phát xít hóa .
`-` Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.
câu `4` :
`@`Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra hậu quả nặng nề về sinh mạng và vật chất đối với toàn nhân loại.
`-` Lôi cuốn 76 quốc gia vào vòng khói lửa.
`-` Khiến hơn 60 triệu người chế, 90 triệu người bị thương.
`-` Phá hủy hàng triệu làng mạc, thành phố, nhà máy, xí nghiệp,…
`-` Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4000 tỉ USD, bằng tất cả các cuộc chiến tranh của 1000 năm trước cộng lại.
`@` Bài học :
`-` Giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp quốc tế bằng biện pháp thương lượng, hòa bình.
`-` Cần có một tổ chức quốc tế để duy trì hòa bình an ninh thế giới.
`-` Nhân loại cần đoàn kết để lên án, phản đối các hành động sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, kiến tạo một nền hòa bình bền vững.
`-` Cố gắng dung hòa tối đa lợi ích giữa các quốc gia, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến mới mang tính phục thù.
`#` `Note` : Bài mình được giáo viên cho ghi và cũng kết hợp khả năng chắt lọc thông tin mình trong SGK nữa , hi vọng sẽ giúp ích được cho cậu :3 chúc cậu thi tốt nhe :>