Câu 1: So sánh khí hậu Bắc Phi và Nam Phi . Tại sao khí hậu Nam Phi lại ẩm dịu hơn khí hậu Bắc Phi ? Câu 2: Nêu những khu vực thưa dân của châu Mĩ và giải thích lí do tại sao nơi do lại thưa dân ? Câu 3:Nêu đặc điểm công nghiệp Hoa Kì . Tại sao trong những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống Hoa Kì lại sa sút ? Câu 4: tại sao phải bảo vệ rừng A-ma-dôn ? Câu 5:So sánh địa hình của Bắc Mĩ và Nam Mĩ ? ( Giúp mk nka mai kiểm tra rùi !!!!!!!!!!)
1.— Khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi vì:
+ Diện tích Nam Phi nhỏ hơn, hẹp hơn Bắc Phi;
+ Có 3 mặt giáp đại dương nên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch đông nam thổi từ Ấn Độ Dương vào;
+ Phía đông của Nam Phi chịu ảnh hưởng của dòng biển non", khi gió
đông nam từ đại dương thổi vào mang theo hơi nước gây mưa nên thời tiết nóng, ẩm.
— Còn Bắc Phi : Có diện tích lớn hơn Nam Phi, đường chí tuyến đi qua điểm giữa của Bắc Phi nên đại bộ phận Bắc Phi nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không mưa. phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á-Âu
rộng lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á-Âu thổi vào Bắc Phi cũng không gây mưa, địa hình Bắc Phi ờ độ cao trên 200 m, dãy At-lát ngăn cản gió tây nên ảnh hưởng của biển rất ít.
1.Khu vực Bắc Phi
– Ở rìa Tây Bắc là dãy núi trẻ Átlát, các đồng bằng ven biển và sườn núi hướng về phía biển có mưa khá nhiều. Rừng sồi, dẻ rậm rạp, vào sâu nội đại mưa giảm dần: Xavan, cây bụi.
– Phía Nam hoang mạc Xahara khí hậu khô nóng, lượng mưa rất nhỏ. Thực vật cây cỏ gai thưa thớt, ở những ốc đảo thực vật chủ yếu là cây chà là.
khu vực Nam Phi :
Phần lớn khu vực Nam Phi có khí hậu nhiệt đới, càng vào sâu trong nội địa có xavan và hoang mạc, riêng phần phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.
2.Châu Mĩ có 4 vùng dân cư thưa thớt:
– Vùng bắc Ca-na-đa và các đảo phía bắc, nguyên nhân là do khí hậu hàn đới khắc nghiệt, nhiều nơi băng giá vĩnh viễn.
– Vùng núi Coóc-đi-e vì đây là vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt, ít mưa.
– Vùng đồng bằng A-ma-dôn là rừng rậm, khai thác còn rất ít.
– Hoang mạc trên núi cao ở phía nam An-đét, ở đây có khí hậu hoang mạc khắc nghiệt, khô hạn kéo dài.
3. ngành công nghiệp Hoa Kỳ :
Công nghiệp
– Tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
– Tỉ trong giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm: 1960: 33,9%, 2004: 19,7%.
– Gồm 3 nhóm ngành:
+ CN chế biến: 40 triệu lao động, 84,2% giá trị xuất khẩu (Hóa chất, chế tạo máy, điện tử – viễn thông, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, gỗ).
+ CN điện lực: nhiệt điện, nguyên tử điện, thuỷ điện, địa nhiệt, điện từ gió, từ mặt trời …
+ CN khai thác khoáng sản:
. Phốt phát, môlip đen : đứng nhất thế giới.
. Vàng, bạc, đồng, chì, than đá : đứng nhì thế giới.
. Dầu mỏ: Thứ ba thế giới.
– Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăng các ngành hiện đại.
– Phân bố:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
+ Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại.
3.- Các ngành công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì bị sa sút là do chậm đổi mới công nghệ, những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tục, sản xuất công nghiệp không đáp ứng những thay đổi của thị trường.
4,
phải bảo vệ rừng A-ma-dôn vì :
A-ma-dôn đang được coi là lá phổi xanh của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá, nếu không đặt vấn đề bảo vệ mà khai thác thiếu khoa học sẽ làm môi trường A-ma-dôn bị huỷ hoại, điều này không những ảnh hưởng tới khí hậu khu vực mà ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu.
5.— Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
- Khác nhau :
+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống núi Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống núi An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.