Câu 1. Người ta kéo một vật có khối lượng 3 kg lên cao không vận tốc đầu theo phương thẳng đứng. Biết trong 1 s đầu vật đi được quãng đường 0,5 m và sợi dây chịu được sức căng tối đa là 40 N. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính độ lớn của lực căng sợi dây và chứng minh sợi dây không bị đứt
Một vật khối lượng 500 kg móc ở đầu sợi dây cáp của một cần cẩu và được kéo thẳng đứng từ mặt đất lên phía trên với sức căng không đổi. Khi tới độ cao 4,5 m thì vật đạt được vận tốc 0,60 m/s. Xác định lực căng của sợi dây cáp. Lấy g = 9,8 m/ s 2
Một vật khối lượng 500 kg móc ở đầu sợi dây cáp của một cần cẩu và được kéo thẳng đứng từ mặt đất lên phía trên với sức căng không đổi. Khi tới độ cao 4,5 m thì vật đạt được vận tốc 0,60 m/s. Nếu sợi dây cáp chỉ chịu được lực căng tối đa là 6000 N, thì ở cùng độ cao nêu trên vật có thể đạt được vận tốc bằng bao nhiêu ?
Một vật có khối lượng l0kg được treo vào một sợi dây chịu được lực căng đến 100N. Nếu cầm dây mà kéo vật chuyển động lên cao với gia tốc 0 , 35 m / s 2 thì dây có bị đứt không? Lấy g = 10 m / s 2
(2 điểm): Một vật có khối lượng 20kg được treo vào một sợi dây chịu được lực căng đến 210N. Nếu cầm dây mà kéo vật chuyển động lên cao với gia tốc 0,25m/s2 thì dây có bị đứt không? Lấy g = 10m/ s 2 .
Cho cơ hệ như hình vẽ. Vật A có khối lượng m 1 = 200g, vật B có khối lượng m 2 = 120g nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ, không dãn. Hệ số ma sát trượt giữa hai vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,4. Tác dụng vào A một lực kéo F ⇀ theo phương ngang. Biết rằng dây nối hai vật chỉ chịu được lực căng tối đa T 0 = 0,6 N. Lấy g = 10 m / s 2 . Tìm lực F lớn nhất để dây không bị đứt.
A. 0,96 N
B. 0,375 N
C. 1,5 N
D. 1,6 N
Một sợi dây cáp khối lượng không đáng kể, được căng ngang giữa hai cột thẳng đứng cách nhau 8 m. Ở điểm giữa của dây người ta treo một vật nặng khối lượng 6 kg, làm dây võng xuống 0,5 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng của dây.
A. 240 N
B. 320 N
C. 480 N
D. 160 N
Cho cơ hệ như hình vẽ. Vật A có khối lượng m 1 = 200 g , vật B có khối lượng m 2 = 120 g nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ, không dãn. Hệ số ma sát trượt giữa hai vật và mặt phẳng ngang là μ = 0 , 4 . Tác dụng vào A một lực kéo theo phương ngang. Biết rằng dây nối hai vật chỉ chịu được lực căng tối đa T 0 = 0 , 6 N . Lấy g = 10 m / s 2 . Tìm lực F lớn nhất để dây không bị đứt.
A. 0,96 N.
B. 0,375 N.
C. 1,5 N.
D. 1,6 N.
Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m = 1 kg treo vào sợi dây có chiều dài l = 40 cm. Kéo vật đến vị trí dây làm với đường thẳng đứng một góc α 0 = 60 0 rồi thả nhẹ. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m / s 2 . Tìm vận tốc của con lắc và lực căng của sợi dây khi nó đi qua:
a) Vị trí ứng với góc α = 30 0 .
b) Vị trí cân bằng.