Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Cô Tâm bớt mệt hẳn đi khi nhìn thấy cây đa và cái quán gạch lộ ra trong sương mù. Cùng một lúc, dãy tre đầu làng gần hẳn lại, cành tre nghiêng ngả dưới gió thổi và nghe thấy tiếng lá rào rào và tiếng thân tre cót két. Cô sắp về đến nhà rồi, gánh hàng trên vai nhẹ đi, và những cái uốn cong của đòn gánh bây giờ nhịp với chân cô bước mau. Cô thấy chắc dạ và ấm cúng trong lòng, bỏ hẳn nỗi lo sợ từ nãy vẫn quanh quẩn trong tâm trí khi cô qua quãng đồng rộng, trơ gốc rạ dưới gió bấc vi vút từng cơn.
Qua cái cổng gạch cũ, cô vào hẳn trong làng. Ngõ tối hơn, đất mấp mô vì trâu bước, nhưng cô thuộc đường lối lắm. Chân cô dẫm lên lá tre khô và tai nghe tiếng xao xác đã quen; mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên ẩm ướt. Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra.
[…] Cô Tâm lại nghĩ đến mình, mẹ già đang mong đợi và các em đang nóng ruột vì quà. Gói kẹo bỏng cô đã gói cẩn thận để ở dưới thúng, mỗi đứa sẽ được hai cái. Chắc hẳn chúng sẽ vui mừng lắm.
(Cô hàng xén - Thạch Lam)
1. Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (1 điểm)
2. Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn 1 của đoạn trích trên. (1 điểm)
3. Câu “Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra” có phải là câu ghép không? Giải thích. (1 điểm).
Câu 2: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hãy phân tích và nêu công dụng của biện pháp tu từ đó.
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Cô Tâm bớt mệt hẳn đi khi nhìn thấy cây đa và cái quán gạch lộ ra trong sương mù. Cùng một lúc, dãy tre đầu làng gần hẳn lại, cành tre nghiêng ngả dưới gió thổi và nghe thấy tiếng lá rào rào và tiếng thân tre cót két. Cô sắp về đến nhà rồi, gánh hàng trên vai nhẹ đi, và những cái uốn cong của đòn gánh bây giờ nhịp với chân cô bước mau. Cô thấy chắc dạ và ấm cúng trong lòng, bỏ hẳn nỗi lo sợ từ nãy vẫn quanh quẩn trong tâm trí khi cô qua quãng đồng rộng, trơ gốc rạ dưới gió bấc vi vút từng cơn.
Qua cái cổng gạch cũ, cô vào hẳn trong làng. Ngõ tối hơn, đất mấp mô vì trâu bước, nhưng cô thuộc đường lối lắm. Chân cô dẫm lên lá tre khô và tai nghe tiếng xao xác đã quen; mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên ẩm ướt. Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra.
[…] Cô Tâm lại nghĩ đến mình, mẹ già đang mong đợi và các em đang nóng ruột vì quà. Gói kẹo bỏng cô đã gói cẩn thận để ở dưới thúng, mỗi đứa sẽ được hai cái. Chắc hẳn chúng sẽ vui mừng lắm.
(Cô hàng xén - Thạch Lam)
1. Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (1 điểm)
- Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
2. Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn 1 của đoạn trích trên. (1 điểm)
- Các từ phức có trong đoạn 1 của đoạn trích trên: cây đa; quán gạch; sương mù; dãy tre; đầu làng; cành tre; gió thổi; tiếng lá; thân tre; gánh hàng; uốn cong; đòn gánh; ấm cúng; quãng đồng; dãy tre; gió bấc; cổng gạch; đường lối; lá tre khô; dưới ao; ẩm ướt; ánh sáng đèn; mong đợi; nóng ruột; gói kẹo bỏng; vui mừng.
3. Câu “Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra” có phải là câu ghép không? Giải thích. (1 điểm).
- Câu “Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra” không phải là câu ghép. Vì chỉ có cấu tạo một cụm C - V.
+) Trạng ngữ: Ði ngang các nhà quen.
+) Chủ ngữ: cô.
+) Vị ngữ: thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra.
Câu 2: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hãy phân tích và nêu công dụng của biện pháp tu từ đó.
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
- Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ: Hoán dụ.
- Công dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, diễn đạt cho câu văn.
+ Làm câu văn trở nên hài hòa hơn, thu hút người đọc, người nghe.
+ Nhấn mạnh công lao, công sức của những người nông dân.