Câu 1: Chọn phát biểu đúng:
A. Cấu hình electron của nguyên tử X (Z=23) là \(\left[Ar\right]4s^23d^1\)
B. Trong nguyên tử Zn (Z=30), phân lớp 3d đã đạt trạng thái bão hòa
C. Trong nguyên tử O (Z=8), phân lớp cuối cùng có 6e
D. Số e hóa trị của nguyên tử Cu (Z=29) là 11e.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron lớp ngoài cùng
B. Các nguyên tố mà nguyên tử có 1,2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại
C. Các nguyên tố mà nguyên tử có 5,6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng đều là phi kim
D. Nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(a) Nguyên tử sắt (Z-26) có số electron hóa trị là 8
(b) Cấu hình electron \(1s^22s^22p^63s^23p^64s^1\) là của nguyên tử của nguyên tố Na
(c) Cấu hình electron của nguyên tử \(_{24}Cr\) là \(1s^22s^22p^63s^23p^63d^54s^1\)
(d) Nguyên tử S (Z=16) cso 5 lớp e, phân lớp ngoài cùng có 6e
(e) Trong nguyên tử Cl (Z=17) số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là 7
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4