Nội dung chính của đoạn sau:
“Ba năm đi lực lượng bữa nay Tnú mới có dịp về thăm làng. Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn…Cụ Mết dẫn Tnú ra máng nước đầu làng. Dù đã rửa ở suối rồi, nhưng Tnú vẫn xúc động để cho vòi nước của làng mình giội lên khắp người như ngày trước”.
A. Hình ảnh rừng xà nu
B. Câu chuyện Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng
C. Câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại
D. Tất cả các đáp án trên
Chi tiết sau mang ý nghĩa gì?
“Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục”
A. Tính kỉ luật cao của người chiến sĩ
B. Sự gan góc, dũng cảm, tinh thần tuyệt đối trung thành với cách mạng
C. Tình yêu quê hương sâu sắc
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án nào không đúng về vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ Tnú?
A. Gan góc, thông minh
B. Dũng cảm và tuyệt đối trung thành với cách mạng
C. Nhân hậu, hiền lành, chất phác
D. Tính kỉ luật cao
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của con người Việt Nam thời chống Pháp, Mĩ qua 2 nhân vật Tnú (Rừng xà nu) và Việt (Những đứa con trong gia đình)
Nhân vật Tnú được Nguyễn Trung Thành khắc họa với vẻ đẹp:
A. Vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng
B. Vẻ đẹp của người chồng, người cha hết lòng yêu thương vợ con
C. Vẻ đẹp tình nghĩa, gắn bó của người con làng Xô Man
D. Tất cả các đáp án trên
Viết một đoạn văn phát biểu suy nghĩ và cảm xúc của anh (chị) về hình ảnh đôi bàn tay Tnú.
Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
“Ông Trương Ba! (Thấy vẻ nhợt của hồn Trương Ba) Ông có ốm đau gì không? Một tuần nay tôi bị canh giữ chặt quá, không xuống đánh cờ với ông được, nhưng ông đốt hương gọi, đoán là ông có chuyện khẩn, tôi liều mạng xuống ngay. Có việc gì thế? [...] Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi,…”
A. Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt
B. Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình
C. Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Trương Ba
D. Cuộc sống của Trương Ba sau khi nhập lại vào xác hàng thịt
Tác giả vẫn coi "Rừng xà nu là truyện của một đời và được kể trong một đêm". Hãy cho biết:
b. Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí người nghe câu nói: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo?
Nhân vật Tnú xuất hiện qua lời kể của ai?
A. Anh Quyết
B. Dít
C. Bé Heng
D. Cụ Mết