Cách dùng từ in đậm trên cũng giống cách dùng các từ ở bài tập 1. Nó cũng được dùng để thay thế cho những từ khác nhằm tránh hiện tượng lặp từ (từ vậy thay cho từ thích, từ thế thay cho từ quý).
Cách dùng từ in đậm trên cũng giống cách dùng các từ ở bài tập 1. Nó cũng được dùng để thay thế cho những từ khác nhằm tránh hiện tượng lặp từ (từ vậy thay cho từ thích, từ thế thay cho từ quý).
trong đoạn văn " lúa gạo hay vàng đều rất quý . thời gian cũng thế . nhưng quý nhất là người lao động . " có mấy đại từ . đó là những từ nào
(1)Lúa gạo quý vì ta đã phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. (2) Vàng cũng quý vì nó
rất đắt và hiếm. (3) Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. (4) Nhưng
lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. (5) Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai
biết dùng thì giờ? (6) Đó chính là người lao động, các em ạ.(7) Không có người lao động
thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ
cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.
a. Xác định các từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn trên.
Các từ in đậm dưới đây được dùng để làm gì?
a) Hùng nói: "Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?"
Quý và Nam cho là có lí
b) Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.
Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống
cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm
đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và
nhiều màu xanh khác nữa.
Đọc đoạn văn trên, em có nhận xét gì về cách dùng phép lặp (qua việc lặp lại từ
xanh nhiều lần)? Cách dùng từ ngữ như vậy đã góp phần gợi tả về cảnh vật trên quê
hương Bác?
Tả bạn thân
Dàn Ý
I. Mở bài: giới thiệu người bạn thân của em.
Trong thời cắp sách đến trường, thì ai cũng một người bạn thân để đi cùng, để tám chuyện và đặc biệt là để chia sẻ mọi chuyện vui buồn. và tôi cũng thế, tôi có một người bạn thân từ khi chúng tôi còn là học sinh mẫu giáo. Chúng tôi lớn lên cùng nhau, đi học cùng nhau, ăn cùng nhau, chơi cùng nhau,…. Bạn tôi là một người rất tốt bụng và dễ thương, bạn ấy luôn chia sẻ mọi ngọt bùi với tôi, lúc tôi buồn hay lúc tôi vui, người đầu tiên tôi tìm đến là bạn ấy. Người bạn thân ấy của tôi là Lợi.
II. Thân bài: tả người bạn thân của bạn
1. Tả ngoại hình
- Bạn em rất cao, cao hơn em 15cm
- Vóc dáng mảnh khảnh nhưng rắn chắc
- Bạn ấy có khôn mặt dễ mến, ai gặp cũng sẽ phải mến ngay lập tức
- Đầu tóc của bạn ấy từ nhỏ là đều để dài, dù bạn ấy thả hay cột gì cũng xinh cả.
- Mắt bạn ấy rất đẹp, nhìn vào là bạn sẽ bị mê hoặc liền.
- Bạn ấy đẹp nhất là đôi môi dày nhưng cười rất có duyên.
- Chắc có lẻ bạn ấy là người đẹp nhất trong mắt em.
2. Tả tính tình, tài năng
- Em khâm phục bạn ấy vì bạn ấy học rất giỏi, bạn ấy đều giỏi từ lớp 1 đến giờ và đạt rất nhiều giải thưởng trong các kì thi, bạn ấy giỏi nhất là môn toán.
- Có lẻ đặc điểm khiên em chơi thân với bạn ấy là bạn ấy rất thương người và hay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khan.
- Bạn ấy ngoài học giỏi còn chơi đàn giỏi và hát rất hay.
- Lớp em có những cuộc vui hay trò chơi thú vị, bổ ích là đều nhờ bạn ấy tổ chức.
3. Một kỉ niệm đáng nhớ với bạn thân:
Kỉ niệm đáng nhớ của tôi và bạn ấy là hai đứa cùng tắm mưa khi gặp cơn mưa bất chợt trên đường đi học về. hai đứa chạy nhảy nô đùa dưới mưa rất vui vẻ. có lẻ đây là kỉ niệm tôi khoong bao giờ quên trong thời thơ ấu của mình.
III. Kết bài: nêu tình cảm của em đối với bạn.
- Em và bạn ấy sẽ luôn giữ những kỉ niệm đẹp và mãi sẽ là bạn thân
- Mỗi người có một lí tưởng, một mục tiêu nhưng tình bạn của chúng tôi sẽ chung một nhịp đập.
Trong số các từ xưng hô được in đậm dưới đây, những từ nào chỉ người nói? Những từ nào chỉ người nghe? Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?
Ngày xưa có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:
- Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ Bia giận dữ:
- Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
Theo TRUYỆN CỔ Ê-ĐÊ
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )
Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:
(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Theo Nguyễn Khải)
a. Trong đoạn văn trên, từ ngữ làng quê tôi được thay thế bằng những từ ngữ nào?Sự thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
b. Xác định các từ láy có trong đoạn văn.
c. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu(1) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép?
Câu 2(2 điểm): Chọn 1 từ thích hợp nhất trong số các từ có trong ngoặc đơn để điền vào ô trống ở mỗi câu dưới đây:
a. Nắng cứ như từng.....(tia lửa, dòng lửa, đốm lửa) xối xuống mặt đất.
b. Những cơn mưa mù hạ đến rất nhanh và ra đi cũng rất.....(chậm chạp, chầm chậm, vội vàng).
c. Ông già.....(mùa thu, mùa xuân, mùa đông) xuất hiện, vội trùm cả chiếc áo choàng xám lên cây cỏ, vạn vật.
d. Những cánh đồng lúa xanh mướt.....(rào rào, dập dờn, cuồn cuộn) trong gió nhẹ.
Câu 3(5 điểm): Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy, cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Câu 4(2 điểm): Dùng câu thơ Trái đất này là của chúng mình(trích từ bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải) làm câu mở đầu đoạn văn, hãy viết tiếp 2 câu để biểu hiện mơ ước về trái đất.
Tìm 2 từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ trái đất.
Câu 5(8 điểm): Mùa đông qua rồi mùa xuân đến, mỗi 1 mùa, cây bàng trường em lại có những vẻ riêng. Hãy miêu tả những vẻ riêng ấy của cây bàng.
Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau:
a) Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)
b) Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư. (Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)
gần như đêm nào tôi cũng nghe thấy tiếng rao ấy " Bánh giò ...ò ...ò ... ! '' Tiếng rao đều đều khàng khàng kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch nghe buồn não ruột
em hãy cho biết về cách dùng từ , cách dùng các loại dấu câu gì để đoạn văn trở nên rất hay