Hãy cố gắng dùng cách giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn cát vào ngô để giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn rượu với nước.
3. Đổ nhẹ nhàng 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước, ta không thu được 100 cm3 hỗn hợp rượu và nước, mà chỉ thu được khoảng 95 cm3. Vì sao có sự hụt thể tích hỗn hợp như vậy?
giúp với, cô gần kiểm tra rồi, có ai hongggg~~~. xin cảm ơn
Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được hỗn hợp rượu – nước có thể tích:
A. Bằng 100cm3
B.Lớn hơn 100cm3
C. Nhỏ hơn 100cm3
D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3.
Hãy chọn câu trả lời đúng và giải thích tại sao.
Đổ 0,5 lít rượu vào 1 lít nước rồi trộn đều ta thấy thể tích của hỗn hợp giảm đi 0,4% thể tích tổng cộng của các chất thành phần. Tính khối lượng riêng của hỗn hợp biết khối lượng riêng của rượu và nước lần lượt là D1= 0,8 g/cm^3, D2= 1 g/cm^3
Trộn lẫn 1 lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào 1 lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2 ta có bao nhiêu
đổ 600\(cm^3\) khối nước vào 600\(cm^3\) rượu ta thu được 1 hỗn hợp rượu và nước có thể tích bằng bao nhiêu? hãy giải Thích ?
Giúp Mình nha mình cần gấp
Trộn lẫn một khối lượng rượu có thể tích V 1 và khối lượng m 1 vào một lượng nước có thể tích V 2 và khối lượng m 2 . Kết luận nào sau đây là đúng nhất?
A. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V = V 1 + V 2
B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V > V 1 + V 2
C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V < V 1 + V 2
D. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là: m < m 1 + m 2
Đổ 50cm 3 rượu vào 50cm 3 nước ta thu được một hỗn hợp có thể tích 95cm 3 . a) Gỉai thích tại sao thể tích của hỗn hợp không bằng tổng thể tích của rượu và nước? b) Tính khối lượng riêng của hỗn hợp. Biết khối lượng riêng của rượu và nước lần lượt là D 1 = 0,8g/cm 3 và D 2 = 1g/cm 3 .
Câu 11: Một máy cày hoạt động trong 30 phút máy đã thực hiện được một công là 1440J. Công suất của máy cày là:
A. 48W; B. 43200W; C. 800W; D. 48000W.
Câu 12: Khi nào vật có cơ năng?
A. Khi vật có khả năng nhận một công cơ học.
B .Khi vật có khả năng thực hiện một công cơ học.
C .Khi vật thực hiện được một công cơ học.
D .Cả ba trường hợp nêu trên.
Câu 13: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Vì khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên.
B. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
C. Một cách giải thích khác.
D. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.
Câu 14: Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 200cm3 B. 100cm3. C. Nhỏ hơn 200cm3 D. Lớn hơn 200cm3
Câu 15: Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là m < m1 + m2
B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V > V1 + V2
C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V < V1 + V2
D. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V = V1 + V2
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất?
A. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.
B. Các phát biểu nêu ra đều đúng.
C. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử.
D. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
Câu 17: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ:
A. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.
B. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.
C. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
D. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.
Câu 18: Chọn câu sai. Chuyển động nhiệt của các phân tử của một chất khí có các tính chất sau:
A. Các vận tốc của các phân tử có thể rất khác nhau về độ lớn.
B. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn.
C. Sau mỗi va chạm độ lớn vận tốc của các phân tử không thay đổi.
D. Khi chuyển động các phân tử va chạm nhau.
Câu 19: Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
A. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công.
B. Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt.
C. Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công.
D. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.
Câu 20: Chọn câu sai.
A. Khi thực hiện một công lên miếng sắt, nhiệt năng của nó tăng.
B. Một chất khí thực hiện một công thì nhiệt năng của chất khí giảm.
C. Nhiệt năng, công và nhiệt lượng hoàn toàn giống nhau nên chúng có chung đơn vị là Jun (J).
D. Một hệ cô lập gồm hai vật nóng, lạnh tiếp xúc nhau, nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nóng sang vật lạnh