Đáp án D
2n = 20
Thể đơn bội: n = 10
Thể tam bội: 2n = 30
Thể tứ bội: 4n = 40
Đáp án D
2n = 20
Thể đơn bội: n = 10
Thể tam bội: 2n = 30
Thể tứ bội: 4n = 40
Một loài có bộ NST 2n = 14. Cho các thể đột biến được phát sinh từ loài này :2n - 1 = 13; 2n +1 = 15; 3n = 21; 4n = 28; 5n = 35. Trong các dạng đột biến trên, thể đa bội lẻ có công thức NST là:
A. 2n - 1 = 13; 2n + 1= 15; 3n = 21; 5n = 35.
B. 2n - 1 = 13; 2n + 1= 15
C. 3n = 21; 5n = 35.
D. 3n = 21; 4n = 28; 5n = 35.
Khi nói về thể lệch bội, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Mỗi tế bào của thể lệch bội có số NST gấp 3 hay 4 lần số NST của thể lưỡng bội cùng loài.
II. Loài có 2n = 14, số NST trong 1 tế bào của thể ba nhiễm thuộc loài này là 17 NST.
III. Một thể bốn nhiễm của loài 2n = 20 có số NST trong mỗi tế bào bằng 22 NST.
IV. Một tế bào sinh dưỡng của một thể một thuộc loài 2n = 24 đang ở kì sau của nguyên phân có số NST = 46 đơn.
V. Một tế bào sinh tinh có bộ 2n = 8, khi giảm phân có một cặp NST thường không phân li trong lần phân bào I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các giao tử sinh ra từ tế bào sinh tinh này thụ tinh với giao tử bình thường cùng loài hình thành hợp tử có số NST = 7 hoặc 9.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Một loài thực vật có 2n = 14. Khi quan sát tế bào của một số cá thể trong quần thể thu được kết quả sau
Trong các phát biểu sau số nhận định đúng?
(1) Cá thể 1: là thể ba kép (2n+1+1) vì có 2 cặp đều thừa 1 NST.
(2) Cá thể 2: là thể một (2n - 1) vì có 1 cặp thiếu 1 NST.
(3) Cá thể 3: là thể lưỡng bội bình thường (2n)
(4) Cá thể 4: là thể tam bội (3n)
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Loài thứ nhất có bộ NST 2n = 10; loài 2 có bộ NST 2n = 14. Sau quá trình lai xa và đa bội hóa thu được thể song nhị bội. Số lượng NST trong thể song nhị bội này là:
A. 28.
B. 12.
C. 17.
D. 24.
Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) tối đa có thể có ở loài này là
A. 7
B. 42.
C. 14
D. 21.
Ở một loài, bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Nếu có đột biến lệch bội xảy ra thì có thể phát hiện tối đa số loại thể ba (2n +1) trong các quần thể của loài này là
A. 36
B. 12
C. 48
D. 25
Ba loài cỏ hoang dại A, B, C có bộ nhiễm sắc thể lần lượt là 2n = 20; 2n = 26; 2n =30. Từ 3 loài này, đã phát sinh 5 loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Quá trình hình thành 5 loài mới này được mô tả bừng bảng sau đây:
Bộ nhiễm sắc thể của các loài I, II, III, IV và V lần lượt là
A. 46; 50; 56; 66; 82
B. 23; 25; 28; 33; 41
C. 92; 100; 112; 132; 164.
D. 46; 56; 50; 82; 66
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tứ bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST?
A. 24.
B. 18.
C. 14.
D. 22.
Khi lai 1 tế bào của loài A có bộ NST lưỡng bội 2n = 22 với 1 tế bào của loài B có bộ lưỡng bội 2n = 22 thu được tế bào lai. Cho các nhận định sau:
(1) Tế bào lai có số lượng NST là 2n = 44.
(2) Tế bào lai mang đặc điểm của cả 2 loài Avà B.
(3) Tế bào lai trên nếu được đa bội hóa sẽ có 44 NST trong tế bào.
(4) Tế bào lai trên có khả năng hình thành nên 1 loài mới.
Số nhận định chính xác là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.