Trong trường hợp trên, nếu dịch chuyển con chạy hoăc tay quay C thì chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua sẽ thay đổi và điện trở của biến trở cũng thay đổi theo. Vì vậy điện trở của mạch điện cũng thay đổi.
Trong trường hợp trên, nếu dịch chuyển con chạy hoăc tay quay C thì chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua sẽ thay đổi và điện trở của biến trở cũng thay đổi theo. Vì vậy điện trở của mạch điện cũng thay đổi.
Bộ phận chính của các biến trở trên các hình 10.1a,b gồm con chạy (hoặc tay quay) C và cuộn dây dẫn bằng hợp kim có điện trở suất lớn (nikêlin hay nicrom), được quấn đều đặn dọc theo một lỏi bằng sứ. Nếu mắc hai đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dịch chuyển con chạy C, biến trở có tác dụng thay đổi điện trở không? Vì sao?
a)Khi dịch chuyển con chạy C của biến trở thì bộ phận nào của biến trở thay đổi?
b)Khi mắc biến trở vào mạch điện và dịch chuyển con chạy C về phía M hay N thì biến trở có giá trị điện trở lớn nhất?
c)Để đèn sáng nhất phải dịch chuyển con chạy C về phía N hay M của biến trở?
Một điện trở R1 = 12 ôm được mắc nối tiếp với một biến trở có ghi (20ôm – 2A) vào một mạch điện có hiệu điện thế 24V.
a) Khi con chạy ở điểm đầu M của biến trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là bao nhiêu?
b) Khi con chạy ở điểm cuối N của biến trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là bao nhiêu?
c) Muốn cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1A thì phải điều chỉnh biến trở có giá trị Rx là bao nhiêu?
d) Khi con chạy ở vị trí sao cho biến trở có giá trị 6ôm, sau đó mắc thêm
R2 = 6ôm song song với R1. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu R2.
Tìm hiểu trị số điện trở lớn nhất của biến trở được sử dụng và cường độ lớn nhất của dòng điệncho phép chạy qua biến trở đó.
+ Mắc mạch điện theo hình 10.3. Đẩy con chạy C về sát điểm N để biến trở có điện trở lớn nhất.
+ Đóng công tắc rồi dịch chuyển con chạy C để đèn sáng hơn. Tại sao?
+ Để đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch con chạy của biến trở tới vị trí nào? Vì sao?
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 10.1 SBT, trong đó hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở có điện trở bằng 0. Câu phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M
B. Đèn sáng yếu đi khi chuyển con chạy của biến trở về đầu M
C. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N
D. Cả ba câu trên đều không đúng
Một đoạn mạch gồm một bóng đèn có ghi 6V - 4,5W được mắc nối tiếp với một biến trở và được đặt vào hiệu điện thế không đổi 9V như hình 14.1. Điện trở của dây nối và ampe kế là rất nhỏ.
a) Đóng công tắc K, bóng đèn sáng bình thường. Tính số chỉ của ampe kế.
b) Tính điện trở và công suất tiêu thụ điện của biến trở khi đó.
c) Tính công của dòng điện sản ra ở biến trở và ở toàn đoạn mạch trong 10 phút.
Giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế không đổi U = 12 V, người ta mắc nối tiếp điện trở R 1 = 25 ω và một biến trở có điện trở lớn nhất R 2 = 15 ω .
a) Khi R 2 = 15 ω . Tính điện trở tương đương của mạch và cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở khi đó.
b) Biến trở R 2 là một dây dẫn đồng chất có tiết diện S = 0 , 06 m m 2 và có điện trở suất ρ = 0 , 5 . 10 - 6 m . Hãy tính chiều dài của dây dẫn quấn biến trở.
c) Mắc thêm một bóng đèn Đ(6V - 3W) song song với điện trở R 1 trong mạch trên. Điều chỉnh biến trở để đèn sáng bình thường. Tính điện trở của biến trở khi đó.
Một mạch điện gồm có điện trở R1 mắc nối tiếp với một biến trở và ampe kế. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là không đổi. Trên biến trở có ghi (100ôm-2A). Di chuyển con chạy của biến trở, người ta thấy ampe kế chỉ trong khoảng 0.5A-2A. Tính hđt giữa hai đầu đoạn mạch và điện trở R
Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ bên, hiệu điện thế UAB và điện trở R được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở tiến dần về phía đầu M thì cường độ I của dòng điện mạch chính.
A. tăng dần.
B. không thay đổi.
C. giảm dần
D. lúc đầu tăng, sau đó giảm