Biện pháp "chia để trị" của thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
A. Nam Kì: bảo hộ; Trung kì: nửa bảo hộ; Bắc Kì: thuộc Pháp
B. Nam Kì: thuộc Pháp; Trung Kì:bảo hộ; Bắc kì: nửa bảo hộ
C. Nam Kì: nửa bảo hộ; Trung kì: thuộc Pháp; Bắc Kì: bảo hộ.
D. Nam Kì: thuộc Pháp; Trung Kì: nửa bảo hộ; Bắc Kì: bảo hộ
Đáp án D
Với bản Hiệp ước đầu tiên năm 1862, thực dân Pháp đã chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam kì và với việc dâng nốt 3 tỉnh miền Tây của triều Nguyễn thực dân Pháp đã chiếm được hoàn toàn đất Nam kì. Như thế, đất Nam kì là vùng đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam thuộc về người Pháp và trở thành xứ thuộc địa. Đối với đất Trung Kì, nơi định đô của triều Nguyễn thì thực dân Pháp thiết lập chế độ nửa bảo hộ, triều Nguyễn có quyền lực tối thượng nhưng cũng chỉ trên danh nghĩa. Đất Bắc kì thì Pháp lập nên xứ bảo hộ và chủ quyền quốc gia chỉ tồn tại trên danh nghĩa, có chính quyền bù nhìn với một số quyền danh nghĩa nào đó. Đứng đầu cả ba kỳ là: Thống đốc Nam kỳ, Khâm sứ Trung kỳ, và Thống sứ Bắc kỳ, cả ba đều nằm dưới quyền giám sát và điều khiển tối cao của viên Toàn quyền Đông Dương. Như vậy đáp án đúng là: Nam Kì: thuộc Pháp; Trung Kì: nửa bảo hộ; Bắc Kì: bảo hộ