Bài viết số 5 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
phạm thanh trà

Bài viết số 5

Titania Angela
7 tháng 3 2019 lúc 21:39

Mik viết​ đ​ề​ bảo​ vệ​ mô​i trường.

Lê Thái
8 tháng 3 2019 lúc 16:29

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn có những truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất mà cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình là nhớ ơn. Lời khuyên nhủ ấy được gửi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh: "Uống nước nhớ nguồn”

Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là như thế nào? Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Theo nghĩa đen: khi chúng ta có được dòng nước trong lành tươi mát để uống và sinh hoạt thì hãy nhớ đến ngọn nguồn của dòng nước đó.Theo nghĩa bóng : "Uống nước" là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Câu tục ngữ trên là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.

Tại sao phải "Uống nước nhớ nguồn"? Bởi vì tất cả những gì mà ta đang được thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có được. Khi ta ăn một chén cơm, ta sẽ thấy có vị ngọt ngọt nhưng thật ra là vị mặn mồ hôi của chính các bác nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, không ngại mưa nắng mà ra đồng. Từng bộ quần áo, chiếc dày, chiếc dép đều do các bác thợ may bỏ công làm mà ra. Nước Việt Nam như hôm nay là chính các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.

Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa là đạo lí làm người. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhân dân ta có câu :

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.’’

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ "Giỗ tổ Hùng Vương" để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay lấy ngày sinh của Bác để ôn lại chặn đường mà bác đã đi qua. Để nhớ ơn những thương binh liệt sĩ trong cuộc chiến tranh bom đạn ta có ngày 27-7. Còn rất nhiều ngày như Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày thầy thuốc Việt Nam, ngày Quốc tế phụ nữ 8-3,...Những ngày đó đã thể hiện lòng biết ơn của nhân dân ta.

Nhân dân ta có câu : "Ăn cháo đá bát’’ hay "Qua cầu rút ván’’.Không phải tự nhiên mà có những câu ấy. Ông cha ta có câu ấy nhằm mục đích phê phán, lên án những hành vi và thái độ vong ơn bội nghĩa, những kẻ còn hơn Lý Thông trong truyện Thạch Sanh, cứ dựa vào người khác để đạt được mục đích của mình, họ còn quay lưng với những người đã giúp đỡ họ khi gặp khó khăn.

Tóm lại, câu tục ngữ trên cho ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng biết ơn, sống ân nghĩa không thể thiếu trong mỗi người chúng ta.Chúng ta phải học tập không ngừng, luôn phấn đấu để xứng đáng với tổ tiên ta, những bậc tiền bối đã đi trước. Không những thế, ta còn phải biết ơn với những người trong cuộc sống đã giúp đỡ ta, dìu dắt ta như cha mẹ, thầy cô. Những bài học trong câu tục ngữ ấy sẽ làm chúng ta nhớ mãi.

Tick nhé


Các câu hỏi tương tự
Mai Thị Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Linh Le
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
giang
Xem chi tiết
Doãn Ngọc Chinh
Xem chi tiết
Doãn Ngọc Chinh
Xem chi tiết
chau quang khai
Xem chi tiết
Thu Trang
Xem chi tiết
Vu Hai Ha
Xem chi tiết