Bài tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về một truyền thuyết đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc
Bài tập 2: Kể lại một truyền thuyết có nhắc tới một địa danh mà em biết
Bài tập 3: Theo em, đặc trưng truyền thuyết được thể hiện như thế nào trong văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
Bài tập 4: Trình bày ý nghĩa của văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
(nói thật là mình sợ văn lắm rồi)
tk
bài 1
Sọ Dừa - truyện cổ tích đã đem đến cho em nhiều bài học ý nghĩa. Câu chuyện mở đầu bằng một sự ra đời thật kì lạ của nhân vật Sọ Dừa. Nhân vật được xây dựng với một ngoại hình kì dị, xấu xí. Bởi Sọ Dừa đại diện cho nhân vật có số phận bất hạnh. Sau khi lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Chỉ có cô út là đối xử tử tế với chàng. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Cuối mùa ở, Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Phú ông đưa ra lễ vật thách cưới rất nặng. Đến ngày cưới, Sọ Dừa đã chuẩn bị đủ lễ vật cho mẹ mang sang nhà phú ông. Trong ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng con người là một chàng trai khôi ngô tuấn tú khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc, còn hai cô chị thì vừa ghen vừa tức. Sự hóa thân trở lại làm người của Sọ Dừa cho thấy ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng. Người ở hiền ắt sẽ có được cuộc sống hạnh phúc. Nhưng tác giả dân gian lại tiếp tục đặt hai nhân vật vào một thử thách. Cuộc sống của hai vợ chồng Sọ Dừa rất hạnh phúc, Sọ Dừa học hành chăm chỉ đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước ngày lên đường, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết. Thuyền Sọ Dừa đi ngang qua đảo hoang, hai vợ chồng đoàn tụ. Truyện đã đem đến cho người đọc bài học ý nghĩa về cách sống.
bài 2
Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo, câu chuyện được thêu dệt bằng trí tưởng tưởng phong phú của ông cha ta, thể hiện ước mơ hoài bão chinh phục thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người dân Lạc Việt trong buổi đầu dựng nước. Chúng ta hãy lắng nghe lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để có thể hiểu rõ hơn về thời đại các vua Hùng nhé.
Chuyện kể rằng, vào thời đời Hùng Vương thứ 18, vua có người con gái tên là Mị Nương nàng xinh đẹp tuyệt trần, tính tình hiền dịu. Nàng được cha hết mực yêu thương. Năm ấy, Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng, nhà vua muốn tìn cho con gái mình một người chồng tài giỏi xứng đáng với sắc đẹp của Mị Nương.Biết tin nhà vua muốn kén rể, thần núi Tản Viên là Sơn Tinh và thần nước Thủy Tinh đã đến thành Phong Châu để cầu hôn. Cả hai chàng trai đều có tài năng đặc biệt. Sơn Tinh có phép lạ: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, nơi đó mọc lên từng dãy núi đồi. Thuỷ Tinh cũng không kém phần thần thông, chàng ta có thể hô mưa gọi gió. Vua Hùng lấy làm băn khoăn vì cả hai chàng trai đều tài giỏi, bây giờ người không biết chọn ai. Sau một hồi suy nghĩ, nhà vua bèn mời các Lạc hầu vào để bàn bạc, vua đã có quyết định và nói với hai chàng: “Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho”
Hai chàng tâu hỏi, đồ sính lễ gồm những lễ vật gì nhà vua bèn phán: “một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi”. Hai chàng vâng lệnh nhà vua, về chuẩn bị lễ vật để có thể sớm đến rước nàng Mị Nương về làm vợ.Tờ mờ sáng hôm sau, khi thành Phong Châu còn chìm đắm trong mờ sương. Sơn Tinh đã dẫn đoàn rước dâu nhà trai đến cổng thành cùng đầy đủ lễ vật yết kiến trước vua Hùng cùng quan lại triều đình. Vua Hùng giữ đúng lời hẹn ước, ai mang đầy đủ lễ vật và đến trước ngài sẽ gả con gái cho. Lấy đượccon gái vua, Sơn Tinh cảm tạ vua Hùng chàng cùng Mị Nương tiễn biệt vua cha rồi quay lại vùng núi Tản Viên.
Sơn Tinh rời đi chẳng bao lâu, thì Thủy Tinh đùng đùng tức giận chỉ vì đến sau mà không lấy được vợ. Chàng tức tốc đem quân đuổi theo để cướp Mị Nương trở lại. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm sấm sét, bão giông rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn chặn đường Sơn Tinh. Chẳng mấy chốc, nước đã lênh láng ruộng đồng, ngập tràn nhà cửa, dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu mỗi lúc mỗi chìm dần trong nước. Trước tình hình đó, Sơn Tinh lệnh cho người dân muông thú chạy lên núi cao ẩn trốn còn chàng cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thủy quái. Sơn Tinh hóa phép chàng bốc từng quả đồi, ngọn núi dặng dòng chảy của những con nước cuồn cuộn. Nước sông dân lên bao nhiêu thì đồi núi cao lên bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này đến ngày khác. Cuối cùng, Thủy Tinh thấy mìn đuối sức, đành ôm hận rút quân về. Người dân thành Phong Châu, lại xuống núi dựng nhà cửa, cấy cày ổn định cuộc sống.Tuy đã rút quân về, nhưng mối thù của Sơn Tinh cũng chẳng nguôi ngoai, Thủy Tinh vẫn ôm hận trong lòng. Năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua trận.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh vẫn còn nguyên giá trị về bài học ứng phó với thiên nhiên. Khi hằng năm vào mùa mưa tháng 7, tháng 8 âm lịch thường có mưa, lũ lớn chúng ta phải bảo vệ nhà cửa, mùa màng bằng cách đắp đê, trồng rừng ngăn lũ để có thể ứng phó với thời tiết khắc nghiệt.
bài 3
Vì nó kể về 1 nhân vật và sự kiện lịch sử ( ở đây là kể về Sơn Tinh và Thủy Tinh )
và sử dụng phép nghệ thuật phóng đại, có yếu tố hoang đường, kì ảo gắn liền với 1 sự kiên lịch sử và giải thích hiện tượng tự nhiên.
bài 4
Ý nghĩa: truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt của tự nhiên đồng thời thể hiện sức mạnh và ước vọng của người Việt cổ từ ngàn đời nay đó là chế ngự thiên tai, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.