Bài 4: Cho hàm số y = (1 - m)x + m - 2
a) Tìm điều kiện để hàm số trên là hàm số bậc nhất
c) Tìm m để đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = 2x - 3
d) Tìm m để đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = -x + 1
e) Tìm m để đồ thị hàm số đi qua điểm A(2;1)
g) Tìm m để đồ thị hàm số tạo với trục Ox một góc nhọn, một góc tù
h) Tìm m để đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3
f) Tìm m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -2
a: Để hàm số y=(1-m)x+m-2 là hàm số bậc nhất thì \(1-m\ne0\)
=>\(m\ne1\)
c: Để đồ thị hàm số y=(1-m)x+m-2 song song với đường thẳng y=2x-3 thì
\(\left\{{}\begin{matrix}1-m=2\\m-2\ne-3\end{matrix}\right.\)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}m=-1\\m\ne-1\end{matrix}\right.\)
=>\(m\in\varnothing\)
d: Để đồ thị hàm số y=(1-m)x+m-2 cắt đường thẳng y=-x+1 thì \(1-m\ne-1\)
=>\(m\ne2\)
e: Thay x=2 và y=1 vào y=(1-m)x+m-2, ta được:
2(1-m)+m-2=1
=>2-2m+m-2=1
=>-m=1
=>m=-1
g: Để đồ thị hàm số y=(1-m)x+m-2 tạo với trục Ox một góc nhọn thì 1-m>0
=>m<1
Để đồ thị hàm số y=(1-m)x+m-2 tạo với trục Oy một góc tù thì 1-m<0
=>m>1
h: Thay x=0 và y=3 vào y=(1-m)x+m-2, ta được:
0(1-m)+m-2=3
=>m-2=3
=>m=5
f: Thay x=-2 và y=0 vào y=(1-m)x+m-2, ta được:
-2(1-m)+m-2=0
=>-2+2m+m-2=0
=>3m-4=0
=>3m=4
=>\(m=\dfrac{4}{3}\)