Bài 1: Người ta thả một hợp kim nhôm và sắt có khối lượng 900g ở 200oC vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 200g, chứa 2l nước ở 10oC. Ta thấy nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 20oC. Tính khối lượng nhôm và sắt có trong hợp kim. Biết nhiệt dung riêng của nước, nhôm, đồng và sắt lần lượt là 4200J/kg.K, 880J/kg.K, 380J/kg.K và 460J/kg.K
Bài 2: Hai bình chứa cùng một lượng nước như nhau. Nhưng nhiệt độ của bình thứ nhất lớn hơn gấp 2 lần nhiệt độ bình của bình thứ 2. Sau khi trộn lẫn với nhau, nhiệt độ khi cân bằng nhiệt của hỗn hợp là 30oC. Tính các nhiệt độ ban đầu của mỗi bình(bỏ qua nhiệt lượng hấp thụ của các bình)
Bài 3: Người ta trộn nước vào rượu, được một hỗn hợp có khối lượng 3kg ở nhiệt độ 40oC. Tính khối lượng nước và rượu đã pha biết ban đầu rượu có nhiệt độ là 80oC, nước có nhiệt độ 20oC. Nhiệt dung riêng của rượu và nước là 2500J/kg.K và 4200J/kg.K
MNG GIÚP MIK VỚI, LÀM TỪNG BÀI CX ĐC CHỨ K NHẤT THIẾT LÀ CẢ 3B CÙNG LÚC ĐÂU, GẤP QUÁ