Bài 1. Có hai thùng dầu, tỉ số của số dầu ở thùng thứ nhất và số dầu ở thùng thứ hai là 3/ 8 , biết thùng thứ hai có 56 lít dầu. Hãy tính
a) Số dầu của thùng thứ nhất
b) Tỉ số của số dầu ở thùng thứ hai và số dầu của cả hai thùng.
Bài 2. Một ô tô đi hết quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B trong 2 giờ. Giờ thứ nhất ô tô đi được 5/ 9 quãng đường, giờ thứ hai ô tô đi được 32 km. Hỏi quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài 3. Dũng có 56 viên bi, Dũng cho Bình 4 /7 số bi , cho Minh 5 /8 số bi còn lại sau khi cho Bình. Hỏi Dũng cho Minh bao nhiêu viên bi?
Bài 4. Một xe máy đi hết một quãng đường trong 3 giờ, giờ thứ nhất xe đi được 2/ 5 quãng đường, giờ thứ hai xe đi được 1 /3 quãng đường, giờ thứ ba xe máy đi 40 km thì hết quãng đường. Hỏi quãng đường đó dài bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài 5
a) Người ta cắt ra 4 /7 chiều dài sợi dây điện thì được 24m. Hỏi sợi dây điện còn lại dài bao nhiêu mét?
b) Người ta lấy ra 2 /5 số cam trong rổ thì trong rổ còn lại 30 quả. Hỏi người ta đã lấy ra bao nhiêu quả cam?
Bài 6. Lớp 4A có 1 /8 số học sinh là học sinh trung bình, 1/ 2 số học sinh là học sinh khá, số học sinh còn lại là học sinh giỏi. Biết số học sinh giỏi là 9 em.
a) Hỏi lớp 4A có tất cả bao nhiêu học sinh?
b) Có bao nhiêu học sinh trung bình, bao nhiêu học sinh khá?
Bài 7. Một người bán gạo trong 3 ngày thì vừa hết số gạo trong kho. Ngày thứ nhất người đó bán được 2 /5 số gạo, ngày thứ hai bán được 1 /3 số gạo. Ngày thứ ba, bán nốt 44 tạ gạo còn lại thì vừa hết. Hãy tính:
a) Số gạo lúc đầu trong kho?
b) Trong 2 ngày đầu, mỗi ngày bác đó bán được bao nhiêu tạ gạo?
Bài 7:
a: Sau hai ngày đầu thì số gạo còn lại chiếm:
\(1-\dfrac{2}{5}-\dfrac{1}{3}=\dfrac{15-6-5}{15}=\dfrac{4}{15}\)(tổng số)
Số gạo lúc đầu trong kho là \(44:\dfrac{4}{15}=44\cdot\dfrac{15}{4}=15\cdot11=165\left(tạ\right)\)
b: Ngày thứ nhất bán được \(165\cdot\dfrac{2}{5}=66\left(tạ\right)\)
Ngày thứ hai bán được \(165\cdot\dfrac{1}{3}=55\left(tạ\right)\)
Bài 6:
a: Số học sinh giỏi chiếm:
\(1-\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{8}=\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{8}=\dfrac{3}{8}\)(cả lớp)
Số học sinh lớp 4A là \(9:\dfrac{3}{8}=24\left(bạn\right)\)
b: Số học sinh trung bình là \(24\cdot\dfrac{1}{8}=3\left(bạn\right)\)
Số học sinh khá là \(24\cdot\dfrac{1}{2}=12\left(bạn\right)\)