Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Ngọc Ánh

Bài 1: Cho tứ giác ABCD có AC cắt BD tại O. Gọi H1;H2 lần lượt là trực tâm tam giác OAB, OCD. G1;G2 lần lượt là trọng tâm các tam giác OAD, OBC. Gọi S là diện tích của tứ giác lồi: H1G1H2G1

Chứng minh \(S\le\frac{\left(3G_1G_2+H_1H_2\right)^2}{24}\). Dấu đẳng thức xảy ra khi nào

Bài 2:Cho nửa đường tròn O bán kính C=2R. Xác định vị trí A trên nửa đường tròn (O) để tổng: AH+BH lớn nhất

Tran Le Khanh Linh
11 tháng 4 2020 lúc 8:59

Bài 1:

H1;H2 lần lượt là trực tâm tam giác OAB, OCD và \(\widehat{AOB}=\widehat{COD}\)(đối đỉnh)

=> \(\frac{OH_1}{OH_2}=\frac{AB}{CD}\)

Gọi M,N,K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AD, BC, BD

Vì G1;G2 lần lượt là trọng tâm của các tam giác OAD; OBC. Nên \(\frac{OG_1}{OM}=\frac{2}{3};\frac{OG_2}{ON}=\frac{2}{3}\)

\(\Delta\)OMN có: \(\frac{OG_1}{OM}=\frac{OG_2}{ON}\left(=\frac{2}{3}\right)\)=> G1G2 // MN và \(G_1G_2=\frac{2}{3}MN\)

\(OH_1\perp MK,OH_2\perp NK,MK=\frac{AB}{2},NK=\frac{CD}{2}\)

Do đó: \(\widehat{H_1OH_2}=\widehat{MKN},\frac{OH_1}{MK}=\frac{OH_2}{NK}\). Nên \(\Delta\)OH1H2 đồng dạng với \(\Delta\)KMN (cgc)

=> \(H_1H_2\perp MN\)Mà G1G2 // MN

Nên \(H_1H_2\perp G_1G_2\)=> \(S=\frac{1}{2}H_1H_2\cdot G_1G_2\)

Áp dụng BĐT Cosi cho 2 số dương ta có:
\(S=\frac{1}{2}H_1H_2\cdot G_1G_2=\frac{3G_1G_2\cdot H_1H_2}{6}\le\frac{\left(3G_1G_2+H_1H_2\right)^2}{24}\)

Dấu "=" <=> \(3G_1G_2=H_1H_2\Leftrightarrow OH_1=AB\)và \(OH_2=CD\)

\(\Leftrightarrow\widehat{AOB}=\widehat{COD}=45^o\)

Khách vãng lai đã xóa
Tran Le Khanh Linh
11 tháng 4 2020 lúc 9:16

Bài 2: *có nhiều cách làm bài này, mỗi cách có 1 hình khác nhau, đang lỗi nên không vẽ được hình*

Cách 1: Ta có: \(\widehat{BAC}=90^o\)(Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Đặt BH=x, ta có HC=HB-BH=2R-x

\(\Delta\)ABC vuông tại A, AH là đường cao

=> AH2=BH.HC. Nên \(AH=\sqrt{x\left(2R-x\right)}\)

Áp dụng BĐT Cosi cho 2 số dương, ta có: AH+BH=\(\sqrt{x\left(2R-x\right)+x}=\frac{1}{\sqrt{3+2\sqrt{2}}}\sqrt{x\left[\left(3+2\sqrt{2}\right)\left(2R-x\right)\right]}+x\)

\(\le\frac{1}{\sqrt{\left(\sqrt{2}+1\right)^2}}\cdot\frac{a+\left(3+2\sqrt{2}\right)\left(2R-x\right)}{2}+x\)\(=\frac{1}{\sqrt{2}+1}\left[\frac{x}{2}\left(\sqrt{2}+1\right)^2\cdot R-\frac{\left(\sqrt{2}+1\right)^2\cdot x}{2}\right]+x\)

\(=\frac{\sqrt{2}-1}{2}\cdot x+\left(\sqrt{2}+1\right)R-\frac{\sqrt{2}+1}{2}x+x=\left(\sqrt{2}+1\right)R\)

Ta có AB+AH \(\le\left(\sqrt{2}+1\right)R\)không đổi

Dấu "=" xảy ra <=> \(x=\left(3+2\sqrt{2}\right)\left(2R-x\right)\)

\(\Leftrightarrow x=\frac{2+\sqrt{2}}{2}R\)

\(\Leftrightarrow\widehat{AOC}=45^o\)

Cách 2: Gọi M là điểm trên nửa đường tròn (O) sao cho \(\widehat{COM}=45^o\) và gọi N là giao của nửa đường tròn (O) tại M với BC
Ta có: M,N cố định; \(\widehat{ONM}=45^o\), BN không đổi

Điểm A trên đường tròn (O) 

Do đó tia NA nằm giữa 2 tia NB và NM

\(\Rightarrow\widehat{ANH}\le\widehat{ONM}=45^o\). Mà \(\widehat{ANH}+\widehat{HAN}=90^o\), Nên \(\widehat{HAN}\ge45^o\)

=> \(\widehat{ANH}\le\widehat{HAN},\)\(\Delta\)AHN có: \(\widehat{ANH}\le\widehat{HAN}\Rightarrow AH\le HN\)

Do đó: AH+BH \(\le\)HN+BH=BN, không đổi

Dấu "=" xảy ra <=> A = M

Vậy khi A trên nửa đường tròn (O) sao cho \(\widehat{COA}=45^o\) thì AH+BH lớn nhất

Khách vãng lai đã xóa
Tran Le Khanh Linh
11 tháng 4 2020 lúc 9:29

Cách 3:

Trên nửa mặt phẳng bờ BC có chứa đường tròn (O) vẽ tia Bx, sao cho Bx _|_ BC

Trên tia BC,Bx lần lượt lấy S,T sao cho BC=BT; BT>BC

Vẽ AK _|_ BT tại K, AJ _|_ TS tại J, OV _|_ TS tại V

Ta có: T, V, S cố định

\(S_{BTS}=S_{ATB}+S_{ABS}+S_{ATS}\)

Tứ giác BKAH là hình chữ nhaatk (Vì \(\widehat{AKB}=\widehat{KBH}=\widehat{AHB}=90^o\)) => AK=BH

Do đó: \(S_{BTS}=\frac{1}{2}BS\left(AH+BH\right)+\frac{1}{2}AJ\cdot TS\)(*)

Mặt khác, xét 3 điểm AJS có: \(AJ\ge OJ-OA\)

Mà OV _|_ VJ => \(OJ\ge OV\). Nên AJ > OV-R, không đổi

Ta có: \(S_{BTS};BS;TS\)không đổi

Từ (*) ta có: HA+BH lớn nhất <=> AJ nhỏ nhất

<=> AJ=OV-R <=> A nằm giữa O và J; J = V

<=> \(\widehat{COA}=45^o\)

Vậy.........

Cách 4:

\(\Delta\)HOA vuông tại H => HA2+OH2=OA2 (định lý Pytago)

Nên AH2+OH2=R2

Ta có: AH+OH \(\le\sqrt{2\left(AH^2+OH^2\right)}=\sqrt{2}R\)

Mặt khác, xét 3 điểm B,O,H có: BH < OH+OB = OH+R

Do đó: AH+BH < AH+OH+R< \(\sqrt{2}R+R=\left(\sqrt{2}+1\right)R\)

Nên AH+BH \(\le\left(\sqrt{2}+1\right)R\), không đổi

Dấu "=" xảy ra <=> AH=OH; O nằm giữa B và H

<=> \(\widehat{COA}=45^o\)

Vậy ..........

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
★彡℣๖ۣۜM๖ۣℂ๖ۣ彡★
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Hoàn Trần
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
★彡℣๖ۣۜM๖ۣℂ๖ۣ彡★
Xem chi tiết