Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Khánh

Bài 1: Cho khổ thơ sau:

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

 (Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

1. Khổ thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Câu thơ “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” là lời của ai? Ý nghĩa của câu thơ là gì?

3. Chỉ ra một từ ngữ địa phương được sử dụng trong khổ thơ. Tại sao tác giả lại sử dụng từ ngữ địa phương trong trường hợp này?

4. Hai câu thơ sau biện pháp tu từ nào đã được sử dụng? Cho biết tác dụng.

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

5. Viết một đoạn văn tổng phân hợp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về cảnh thuyền cá về bến. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu cảm thán (gạch chân dưới câu cảm thán đó).

6. Hãy kể 01 bài thơ (ghi rõ tên tác giả) cùng thể thơ với bài thơ được xác định ở câu 1.

Mạnh=_=
10 tháng 3 2022 lúc 14:08

dài quá

Đỗ Tuệ Lâm
10 tháng 3 2022 lúc 14:16

1. Khổ thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Quê hương  - Tế Hanh

2. Câu thơ “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” là lời của ai? Ý nghĩa của câu thơ là gì?

=> của dân làng

ý nghĩa : Bày tỏ sự biết ơn của dân làng đối với biển để họ có kế sinh nhai

3. Chỉ ra một từ ngữ địa phương được sử dụng trong khổ thơ. Tại sao tác giả lại sử dụng từ ngữ địa phương trong trường hợp này?

.nồng thở 

Đây là một cách nói hay và khác hơn khi nói về mùi đặc trưng của dân làng chài, làm cho câu văn bay bổng hơn. 

4. Hai câu thơ sau biện pháp tu từ nào đã được sử dụng? Cho biết tác dụng.

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

=> Biện pháp tu từ: Nhân hoá (làm vật vô tri có cảm nhận, hành động riêng của nó như con người): "im bến mỏi", "trở về nằm", "nghe chất muối thấm dần"

5. Viết một đoạn văn tổng phân hợp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về cảnh thuyền cá về bến. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu cảm thán (gạch chân dưới câu cảm thán đó).

em tham khảo:

Trong khung cảnh  trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, người người tụ họp đi lại nườm nượp đông vui.  Dân làng “tấp nập” đón tiếp những ” chiến binh” trở về đất liền.Và  niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những ghe, thuyền đầy ắp “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Huy Cận đã thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Ôi, màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài, thật sung sướng mà cũng rất xót xa!( biểu cả. Nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài luôn phải phơi mình dưới nắng, luôn phải ngâm mình trong nước biển, luôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”. “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm – Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Tại sao tác giả lại sử dụng từ “nghe” để miêu tả dáng vẻ con thuyền nằm nghỉ? (nghi vấn).Cách miêu tả bằng sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê hương của tác giả. Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân thành. 

6. Hãy kể 01 bài thơ (ghi rõ tên tác giả) cùng thể thơ với bài thơ được xác định ở câu 1.

Nhớ rừng : cả 2 bài thơ Quê Hương và Nhớ Rừng cùng thuộc loại thể thơ 8 chữ , ngắt nhịp 3 -5 (3-2-3)

 


Các câu hỏi tương tự
Linh Khánh
Xem chi tiết
Trần Thanh Ly
Xem chi tiết
Linh Khánh
Xem chi tiết
c
Xem chi tiết
c
Xem chi tiết
Vân Anh
Xem chi tiết
Hoang Minh
Xem chi tiết
Đỗ duy Hưng
Xem chi tiết
bongg cư tê sgai
Xem chi tiết