Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đào Thị Phương Lan

Bài 1 :Cho đoạn thẳng AB,điểm O thuộc tia đối của tia AB.Gọi M,N thứ tự là trung điểm của OA,OB.

a)Chứng tỏ rằng OA<OB

b) Trong ba điểm O,M,N điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại ?

c) Chứng tỏ rằng độ dài đoạn thẳng MNkhông phụ thuộc vào vị trí của điểm O ( O thuộc tia đối của tia AB)

Bài2 :

a) tìm số nguển x và y biết :xy - x +2y = 3

b) so sánh M và N biết rằng :M= \(\frac{101^{102}+1}{101^{103}+1}\) 

                                          N = \(\frac{101^{103}+1}{101^{104}+1}\)

Bài 3:Tìm 2 số tự nhiên a và b , biết BCNN(a,b)=300;UCLN(a,b)=15 và a+15=b

Giups tó với nhé ( anh alibaba Nguyễn giúp em với nhé )

 

Trần VÂN Hà
13 tháng 1 2017 lúc 13:47

trời ơi ,có vẽ tốn công sức đây(não)

Đào Thị Phương Lan
13 tháng 1 2017 lúc 13:48

này còn đầy ng khác giải đc

alibaba nguyễn
13 tháng 1 2017 lúc 14:22

1/ a/ Vì O nằm trên tia đối của tia AB nên ta có

\(OA+AB=OB\)

\(\Rightarrow OA< OB\)

b/ Vì M trung điểm OA, N trung điểm OB mà theo câu a thì

\(OA< OB\Rightarrow2OM< 2ON\Rightarrow OM< ON\)

Vậy N năm giữa O và M

c/ Ta có

\(MN=ON-OM=\frac{OB}{2}-\frac{OA}{2}\)

\(=\frac{OA+AB}{2}-\frac{OA}{2}=\frac{AB}{2}\)

Vậy độ dài MN là cố định và \(MN=\frac{AB}{2}\)

alibaba nguyễn
13 tháng 1 2017 lúc 14:39

2/a/ Ta có:

\(\text{xy - x +2y = 3}\)

\(\Leftrightarrow y\left(x+2\right)=3+x\)

\(\Leftrightarrow y=\frac{3+x}{x+2}=1+\frac{1}{x+2}\)

Để cho y nguyên thì (x+2) phải là ước của 1 hay 

x + 2 = 1 hoặc x + 2 = - 1

\(\Rightarrow\)x = - 1 hoặc  x = - 3

\(\Rightarrow\)y = 2 hoặc y = 0

b/ Ta có:

\(\frac{1}{M}=\frac{101^{103}+1}{101^{102}+1}=101-\frac{100}{101^{102}+1}\)

\(\frac{1}{N}=\frac{101^{104}+1}{101^{103}+1}=101-\frac{100}{101^{103}+1}\)

Lấy \(\frac{1}{N}-\frac{1}{M}=101-\frac{100}{101^{103}+1}-\left(101-\frac{100}{101^{102}+1}\right)\)

\(=\frac{100}{101^{102}+1}-\frac{100}{101^{103}+1}=100\left(\frac{1}{101^{102}+1}-\frac{1}{101^{103}+1}\right)>0\)

\(\Rightarrow\frac{1}{N}>\frac{1}{M}\)

\(\Rightarrow N< M\)

alibaba nguyễn
13 tháng 1 2017 lúc 14:49

3/ Vì UCLN(a,b) = 15 nên tồn tại các số tự nhiên m, n khác 0 sao cho

a = 15m; b = 15n (1)

và UCLN(m,n)=1(2)

Vì BCNN(a,b)=300 nên theo trên ta suy ra 

\(\Rightarrow\)BCNN(15m,15n)=300=15.20

\(\Rightarrow\)BCNN(m,n)=20 (3)

Vì a+15=b nên

\(\Rightarrow\)15m+15=15n

\(\Rightarrow\)15(m+1)=15n

\(\Rightarrow\)m+1=n (4)

Trong các giá trị thỏa mãn (2) và (3) chỉ có m=4, n=5 là thỏa (4)

\(\Rightarrow\)a=15.4=60

\(\Rightarrow\)b=15.5=75


Các câu hỏi tương tự
nguyễn thị mi
Xem chi tiết
phạm việt anh
Xem chi tiết
phạm việt anh
Xem chi tiết
Jang Eun Seong
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Thư
Xem chi tiết
nguyen cong duy
Xem chi tiết
Lê Đinh Doanh
Xem chi tiết
Lương Sư Tử
Xem chi tiết
Đậu Lê Khánh Huyền
Xem chi tiết