Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ngọc hân

Bài 1: Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A, đường cao AH. Gọi D và E lần lượt là điểm đối xứng của điểm H, qua AB và AC. Chứng minh rằng:

a) A là trung điểm của đoạn DE.

b) Tứ giác BDEC là hình thang vuông.

c) Cho BH=2cm, CH=8cm. Tính AH và chu vi hình thang BDEC.

Tô Mì
14 tháng 8 2021 lúc 16:44

a/ D đối xứng với H qua AB

⇒ AB là đường trung trực của DH ⇒ \(AD=AH\) (tính chất đường trung trực)

- E đối xứng với H qua AC

⇒ AC là đường trung trực của DE ⇒ \(AH=AE\) (tính chất đường trung trực)

Vậy: \(AD=AE\) hay A là trung điểm của DE (đpcm)

==========

b/ - AB là trung trực của DH (cmt) ⇒ \(DB=HB\) (tính chất đường trung trực)

- AC là đường trung trực của DE (cmt) ⇒ \(HC=HE\) (tính chất đường trung trực)

Xét △ADB và △ADH có:

 - \(AH=AD\left(cmt\right)\)

 - \(AB\text{ }chung\)

 - \(DB=HB\left(cmt\right)\)

⇒ △ADB=△AHB (c.c.c) ⇒ \(\hat{ADB}=\hat{AHB}=90\text{°}\left(1\right)\)

- Tương tự ta cũng có: △AHC=△AEC (c.c.c) ⇒ \(\hat{AHC}=\hat{AEC}=90\text{°}\left(2\right)\)

\(DE\perp DB;DE\perp CE\Rightarrow DB\text{//}CE\)

⇒ ABEC là hình thang

Từ (1) và (2): Vậy: ABEC là hình thang vuông (đpcm)

==========

c/ Xét △AHB và △ABC có:

\(\hat{AHB}=\hat{BAC}=90\text{°}\)

\(\hat{ABH}\text{ }chung\)

⇒ △HBA ∼ △ABC (g.g) 

\(\Rightarrow\dfrac{AB}{BC}=\dfrac{HB}{AB}\Rightarrow AB=\sqrt{\left(2+8\right).2}=\sqrt{20}\left(cm\right)\)

Xét △AHB vuông tại H:

\(AB^2=AH^2+HB^2\left(Pytago\right)\)

\(\Rightarrow AH=\sqrt{\left(\sqrt{20}\right)^2-2^2}=4\left(cm\right)\)

- Mặt khác: \(AH=AD=AE=4\left(cm\right)\)

\(HB=DB=2\left(cm\right)\)

\(HC=CE=8\left(cm\right)\)

\(\Rightarrow P_{BDEC}=\left(4+4\right)+2+\left(2+8\right)+8=28\left(cm\right)\)

Vậy: \(AH=4cm\)

        \(P_{BDEC}=28cm\)


Các câu hỏi tương tự
Ngoc Bui Nhu Khanh
Xem chi tiết
Nguyễn Hương
Xem chi tiết
NAM ANH
Xem chi tiết
Quỳnh Phan
Xem chi tiết
huongkarry
Xem chi tiết
Mạch Vy Khánh
Xem chi tiết
Zero Two
Xem chi tiết
Ichigo Sứ giả thần chết
Xem chi tiết
Nhi Vũ
Xem chi tiết