Bài 1. (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”.
(Ngữ văn 7, tập 2, trang 53, NXB GD)
1/ Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)
2/ Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (0,5 điểm)
3/ Tìm và phân loại trạng ngữ có trong câu sau.(1 điểm)
“Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.
4/ Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? (2,0 điểm)
1, Trích từ văn bản : đức tính giản dị của Bác Hồ
`-` Tác giả : Phạm Văn Đồng.
2, ND : nêu lên những việc làm xác thực chứng minh cho sự giản dị của Bác Hồ.
3, Trạng ngữ : "Ở việc làm nhỏ đó"
Công dụng: Xác định phương tiện.
4, Tham khảo:
- Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã chứng minh ở các phương diện: bữa ăn, nhà ở, lối sống và làm việc, nói và viết, ....
+ Bữa cơm chỉ có vài ba món giản đơn
+ Cái nhà sàn chỉ có hai ba phòng hòa cùng thiên nhiên
+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền nhưng đời sống tinh thần vẫn phong phú cao đẹp
+ Giản dị trong lời nói bài viết
+ Giản dị trong lối sống: hầu hết, Bác tự làm tất cả mọi việc không nhờ ai giúp. Những việc làm giản dị mà ý nghĩa: viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu ở miền Nam, đi thăm nhà ở của các công nhân,…
+ Giản dị trong các mối quan hệ với mọi người, trong lời ăn tiếng nói, cách viết để nhân dân có thể hiểu được, nhớ được.