Câu nào dưới đây sử dụng sai quan hệ từ?
Mặt trời chưa xuất hiện nhưng đường phố đã nhộn nhịp.
Cây cối dần héo rũ vì trời quá nắng nóng.
Cánh đồng lúa chín nhưng một tấm thảm màu vàng khổng lồ.
Đám trẻ đang nô đùa thì trời bỗng đổ cơn mưa rào.
Xác định TN, CN, VN
- Một làn gió chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.
- Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền.
- Bầy trâu no cỏ đang nghếch mắt nhìn bầu trời trong xanh.
Câu thơ nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hoá và so sánh?
A. Hoa lựu như lửa lập loè
Nhớ khi em tưới, em che hằng ngày.
B. Đám mây xốp trắng như bông
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào.
C. Mẹ ơi! Con thấy tội ghê!
Mặt trời đi lạc biết về ngủ đâu?
D. Đàn chim về ngủ trên cành
Con đò về ngủ bồng bềnh bến quê.
Câu thơ nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hoá và so sánh?
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa.
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa.
Câu thơ nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hoá và so sánh?
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
Lá chuối là những con tàu
Bồng bềnh chở nặng một màu gió trăng.
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.
Vài bác về hưu ngồi đàm đạo
Thoáng nhìn như cảnh ở trong tranh.
Khổ thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh. (Đoàn Văn Cừ) A. nhân hóa và điệp từ B. so sánh và điệp từ C. so sánh và nhân hóa D. nhân hóa và đảo ngữ
Khổ thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
(Đoàn Văn Cừ)
A. nhân hóa và điệp từ
B. so sánh và điệp từ
C. so sánh và nhân hóa
D. nhân hóa và đảo ngữ