Đáp án A
“Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học của các chất trong môi trường xung quanh.
Đáp án A
“Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học của các chất trong môi trường xung quanh.
Mệnh đề nào sau đây đúng ?
A. Sự phá hủy kim loại hay hợp kim dưới tác dụng hoá học của môi trường gọi là sự ăn mòn kim loại.
B. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao.
C. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch axit.
D. Các mệnh đề A, B, c đều đúng.
Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là:
A. sự khử kim loại.
B. sự tác dụng của kim loại với nước.
C. sự ăn mòn hóa học.
D. sự ăn mòn điện hoá học.
Hoà tan hoàn toàn 8,0 gam một oxit kim loại A (A có hoá trị II trong hợp chất) cần dùng vừa đủ 400ml dung dịch HCl 1M
1. Xác định kim loại A và công thức hoá học của oxit.
2. Cho 8,4 gam ACO3 tác dụng với 500ml dung dịch H2SO4 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dung dịch sau phản ứng vẫn là 500 ml).
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Nhiều phi kim tác dụng với oxi thành oxit axit.
B. Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.
C. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối.
D. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit.
Một kim loại có những tính chất (vật lí và hóa học) như sau:
- Hợp kim của nó với các kim loại khác, được ứng dụng trong công nghệ chế tạo máy bay, tên lửa.
- Phản ứng mãnh liệt với axit clohiđric.
- Phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro
- Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Đó là kim loại:
A. kẽm
B. vàng
C. nhôm
D. chì
Cho các kim loại: Fe, Na, Zn, Ag, Pt, Al, Ba, Cu, Au.
a) Sắp xếp các kim loại trên theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
b) Những kim loại nào tham gia phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
c) Những kim loại nào tác dụng được với dung dịch axit HCl, H 2 SO 4 loãng giải phóng khí H 2 ?
Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hoá trị x, y không đổi (R1, R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại). Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch CuSO4 dư, Toàn bộ lượng Cu sinh ra phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí NO duy nhất ở đktc. Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thì thu được bao nhiêu lít N2 ? Biết rằng các thể tích khí đo ở đktc.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
1) Hòa tan F e 2 O 3 bằng lượng dư HCl;
2) Cho C tác dụng với khí O 2 ở điều kiện nhiệt độ cao;
3) Cho HCl tác dụng với dung dịch muối N a 2 C O 3 ;
4) Hòa tan kim loại Mg trong dung dịch H 2 S O 4 loãng;
5) Cho khí H 2 qua bột CuO, nung nóng;
6) Đốt cháy S trong không khí;
Số trường hợp phản ứng tạo chất khí là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Kim loại Cu, Ag tác dụng với dung dịch HCl, H 2 SO 4 loãng.
B. Kim loại Al tác dụng với dung dịch NaOH.
C. Kim loại Al, Fe không tác dụng với H 2 SO 4 đặc, nguội.
D. Kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg không tan trong nước ở nhiệt độ thường.
Cho 7,8 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Khi phản ứng kết thúc người ta thu được 8,96 lít khí (đktc).
a. Viết các phương trình hoá học xảy ra
b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2 M đã tham gia phản ứng