Trong những câu sau, việc sắp xếp các từ ngữ in đậm ở đầu câu có tác dụng gì?
a) Các lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, nên cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua cha như thế nào, không ai đoán được.
(Bánh chưng, bánh giầy)
b) Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
(Phạm Văn Đồng, Đức tính giản dị của Bác Hồ)
Câu 1:Trong giao tiếp, con người diễn đạt tư tưởng, tình cảm và truyền thông tin cho nhau bằng:
A. Một phương tiện thông tin
B. Hai phương tiện thông tin
C. Nhiều phương tiện thông tin
D. Không sử dụng phương tiện thông tin nào.
Câu 2:Trong bản vẽ kĩ thuật thể hiện:
A. Kích thước
B. Yêu cầu kĩ thuật
C. Vật liệu
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3:Có các hình chiếu vuông góc nào?
A. Hình chiếu đứng
B. Hình chiếu bằng
C. Hình chiếu cạnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4:Để thu được hình chiếu đứng, hướng chiếu từ:
A. Trước tới
B. Trên xuống
C. Trái sang
D. Phải sang
Câu 5:Chọn phát biểu sai về vị trí hình chiếu:
A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
B. Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng
C. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng
D. Đáp án A và B đúng
Câu 6:Hình hộp chữ nhật được bao bởi mấy hình chữ nhật?
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 7:Lăng trụ đều tạo bởi:
A. Hai đáy là hai đa giác đều bằng nhau, mặt bên là các hình chữ nhật
B. Hai đáy là hai đa giác, mặt bên là các hình chữ nhật
C. Hai đáy là hai đa giác đều bằng nhau, mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau
D. Đáp án khác
Câu 8:Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống: “Khi quay ......... một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón”
A. Hình tam giác vuông
B. Hình tam giác
C. Hình chữ nhật
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9:Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình trụ là:
A. Hình chữ nhật
B. Tam giác cân
C. Tam giác vuông
D. Đáp án khác
Câu 10: Người ta dùng mấy hình chiếu để biểu diễn khối tròn xoay?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Vì sao những cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?
a) Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.
(Nam Cao, Chí Phèo)
b) Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích luỹ. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách)
c) Việc đến tai em bé con nhà thợ cày, em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
(Em bé thông minh)
d) Một thời đại vừa chẵn mười năm.
Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới.
(Hoài Thanh – Hoài Chân, Một thời đại trong thi ca)
Phân tích cấu tạo của những câu sau và kết luận kiểu
câu
1. Nhà tôi, tôi cứ ở.
2. Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ.
3. Chắc chắn bạn ấy là người tốt.
4. Còn anh, anh có cho rằng chúng tôi sai không?
5. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ
đứng yên đó thôi.
Một người được tìm thấy là đã chết trong nhà vì mất máu. Hiện trường là 1 căn nhà có hồ bơi. Xác chết có dấu hiệu bất thường là hai tay bị bầm tím hết và cả căn nhà bị xới tung lên. Vì sao người này lại chết?
Những câu sau được dùng để thực hiện hành động nói nào? Chỉ ra cách thực hiện hành động nói của chúng.
a, Em cam đoan những điều trên là đúng sự thật.
b, Kính chào nữ hoàng. Chắc bây giờ nữ hoàng đã thỏa lòng rồi chứ?
c, Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một, ông tha cho!
d, Cảm ơn cụ, (nhà cháu đã tỉnh táo như thường).
Nhận xét sau đúng hay sai : Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" thì mục đích của nhà vua khi ban "Chiếu dời đô" có thể không đạt. Vì chừng đó chưa đủ sáng tỏ vấn đề "cần phải dời đô đến Đại La".
A. Đúng
B. Sai
a) Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm: "Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn"?
b) Trong Chiếu dời đô, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không? Vì sao?