ai là người đầu tiên phát minh ra bóng đèn sợi đốt

Dương Hoài Giang
2 tháng 3 2022 lúc 9:50

Tô - mát Ê-đi-sơn nhek

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Vũ
2 tháng 3 2022 lúc 9:50

thomas edison

Bình luận (0)
SANS:))$$^
2 tháng 3 2022 lúc 9:51

Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vĩnh biệt em, chị để mất...
2 tháng 3 2022 lúc 9:52

Người đầu tiên phát minh ra bóng đèn sợi đốt là Thomas Edison.

@muối

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Bùi Chí Thành
2 tháng 3 2022 lúc 9:52

ông Thô-mát Ê-đi-xơn nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngọc Ánh 2
2 tháng 3 2022 lúc 9:57

TL:

Thomas Edison nhá

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cô Tuyết Ngọc
2 tháng 3 2022 lúc 10:05

Mọi người vẫn thường truyền tai nhau câu chuyện Edison phát minh ra bóng đèn sợi đốt, phải mất đến 1000 lần thử nghiệm mới thành công, giúp nhân loại thoát ra khỏi bóng tối… Đa số mọi người đều nghĩ rằng Edison là người đầu tiên, duy nhất phát minh ra bóng đèn, nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy đâu. Về người sáng chế ra bóng đèn sợi đốt, các nhà lịch sử Robert Friedel và Paul Israel đã liệt kê 22 nhà phát minh loại đèn này trước Joseph Swan và Thomas Edison.

Các em có thể tham khảo thông tin ở link sau nhé: Đèn sợi đốt – Wikipedia tiếng Việt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Edison, sinh ngày 11/2/1847, tại Milan, Ohio (Mỹ), vốn bị coi là đứa trẻ "đần độn, rối trí" (tâm thần). Vào khoảng năm 7 tuổi, một hôm cậu từ trường về nhà và nói với mẹ: "Mẹ, thầy giáo bảo con đưa cho mẹ cái này!".

Cẩn thận mở ra xem, bên trong kèm lá thư của giáo viên chủ nhiệm gửi phụ huynh em Edison, nước mắt bà Nancy Elliott giàn giụa. Cậu bé đứng ngẩn người kinh ngạc, cậu hỏi mẹ rằng thầy giáo đã viết gì trong đó?.

Ngập ngừng một lát, bà Nancy đọc to lá thư cho con trai mình: "Con trai của ông bà là một thiên tài! Nhưng ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy tự kèm cặp con trai mình".

Kể từ đó, Edison được mẹ, cũng từng là giáo viên ở Canada kèm cặp, dạy dỗ mà không đến trường thêm lần nào nữa.

Nhiều năm sau đó, mẹ của Edison đã qua đời, còn con trai bà thì trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, người được mệnh danh là "Thầy phù thủy ở Menlo Park" nhờ những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại.

Một ngày, khi xem lại những kỷ vật của gia đình, Edison vô tình nhìn thấy một tờ giấy gập nhỏ được cất trong ngăn kéo bàn. Tò mò mở ra đọc, trước mắt cậu chính là lá thư của thầy giáo năm nào. Trong thư, có đoạn: "Con trai ông bà là đứa trẻ rối trí. Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường được nữa".

Edison đã khóc hàng giờ sau khi đọc lá thư năm nào. Thiên tài viết trong nhật ký rằng: "Thomas Alva Edison là một đứa trẻ rối trí, vậy mà, nhờ có một người mẹ tuyệt vời, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ".

Lời cầu hôn "có một không hai" với nữ thư ký

Lúc 24 tuổi, Edison trở thành chủ một xí nghiệp được nhiều người biết tiếng. Cuộc sống dần ổn định nên chàng trai ấy muốn có một mái ấm gia đình. Ông chú ý đến cô thư kí Mary Stilwell dịu dàng, thanh mảnh làm việc trong công ty.

Một hôm, Edison đến gặp Mary và nói: "Thưa cô! Tôi không muốn phí thì giờ nói những câu vô ích. Tôi xin hỏi cô một câu rất ngắn gọn và rõ ràng: Cô có muốn làm vợ tôi không?".

Lời tỏ tình quá bất ngờ khiến nữ thư ký "đứng hình". Thấy vậy, Edison tiếp tục: "Ý cô thế nào? Cô nhận lời tôi nhé? Tôi xin cô hãy suy nghĩ trong năm phút".

Định thần lại, Mary Stilwell lên tiếng: "Năm phút cơ à? Thế thì lâu quá! Vâng em nhận lời" và ngày 25/12/1871 họ đã trở thành vợ chồng, sinh được ba người con.

Tuy nhiên, đến năm 1884, bà Mary mất. Ở tuổi 39, Edison đi bước nữa với Mina Miller, cô gái kém ông 19 tuổi và họ cũng có với nhau thêm ba con chung, trong đó có Charles Edison - người về sau trở thành Bộ trưởng Hải quân Mỹ và Thống đốc bang New Jersey.

Hơi thở cuối cùng của Edison vẫn đang trong bảo tàng

Khi thiên tài Edison hấp hối ngày 18/10/1931, bác sĩ đã thu lại hơi thở cuối cùng của ông bằng một ống nghiệm có nút đậy ngay bên cạnh.

Hiện ống nghiệm này đang được trưng bày tại bảo tàng Henry Ford ở Mỹ. Nó không chỉ là hiện vật để tưởng nhớ về Edison, mà còn gắn liền với câu chuyện về tình bạn với Henry Ford (1863 - 1947) - ông chủ hãng Ford Motor nổi tiếng thế giới.

Chuyện kể rằng khi Edison sắp lâm chung, người bạn thân Henry Ford nói với Charles Edison (con trai Edison) ngồi cạnh người cha và cầm ống nghiệm bên cạnh miệng ông, giữ lại hơi thở cuối cùng. Bởi Ford hy vọng có thể "hồi sinh nhà phát minh vĩ đại".

Thực tế, Charles không hề cầm ống nghiệm cận kề Edison trước khi cha đang hấp hối, mà các ống nghiệm được đặt quanh giường của ông. Ngay sau khi Edison qua đời, Charles yêu cầu bác sĩ riêng của cha, Hubert S. Howe, niêm phong những ống nghiệm bằng parafin và gửi một chiếc cho Ford.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Thomas Alva Edison là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Thomas Alva Edison là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huỳnh Gia Huy
18 tháng 3 2022 lúc 10:51

Tomas Edison

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyen Thanh Thuy
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Trí
Xem chi tiết
Nguyen Thanh Thuy
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Diệp
Xem chi tiết
nick đã off
Xem chi tiết
Đỗ Lâm Vũ
Xem chi tiết
22	Nguyễn Quang Khôi
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Nguyen Thanh Thuy
Xem chi tiết