Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

ai cho mik xin một đề ktra văn nha

lớp 7

nguyen anh hieu
25 tháng 10 2019 lúc 20:34

Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7 - Đề số 1

Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 7

Mã số: 01213. Thời gian: 30 phút. Đã có 32.988 bạn thử.

Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án

Cùng hệ thống lại kiến thức môn Ngữ văn lớp 7 thông qua "Đề thi kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7" của chúng tôi. Với 25 câu hỏi trắc nghiệm khách quan sát với nội dung chương trình học sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố lại những nội dung đã học, từ đó nắm chắc bài giảng hơn. Chúc các em làm bài tốt!

Mời các bạn tham khảo thêm bài test: Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7 - Đề số 2

Câu 1:

Trong các câu sau đây, câu nào là câu đặc biệt?

a. Hằng là một học sinh ngoan.b. Mẹ đã về.c. Ngày mai, đến trường mẹ ạ!d. Phía núi bắt đầu mưa.

Câu 2:

Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu: “Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình”được thêm vào trong câu để làm gì?

a. Để xác định thời gian.b. Để xác định mục đích.c. Để xác định nguyên nhân.d. Để xác định nơi chốn.

Câu 3:

Câu rút gọn là câu:

a. Chỉ có thể vắng chủ ngữ.b. Chỉ có thể vắng vị ngữ.c. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ.d. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ

Câu 4:

Trong đoạn đối thoại dưới đây, có thể dùng câu rút gọn hay không?
 - Con đã nấu cơm chưa? – Mẹ hỏi 
 -  Tôi liền trả lời: Đang ạ!

a. Có thểb. Không thể

Câu 5:

Câu “ Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” được rút gọn thành phần nào? 

a. Chủ ngữb. Vị ngữ c. Chủ ngữ và vị ngữd. Trạng ngữ

Câu 6:

Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?

a. Làm cho câu ngắn gọn hơn.b. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.c. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ hơn.d. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.

Câu 7:

Vị trí trạng ngữ ở câu sau nằm ở đâu?
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều” (Tố Hữu)

a. Đầu câub. Giữa câu. c. Cuối câu.d. Cả a, b, c đều sai

Câu 8:

Dấu nào được dùng để ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu?

a. Dấu chấm.b. Dấu hai chấm.c. Dấu phẩy.d. Dấu ngoặc đơn.

Câu 9:

Câu đặc biệt là câu:

a. Không cấu tạo theo mô hình: chủ ngữ-vị ngữ.b. Không phân định chủ ngữ và vị ngữc. Có một trung tâm cú pháp.d. Tất cả đều đúng.

Câu 10:

Câu nào trong các câu sau đây là câu rút gọn?

a. Ai cũng học đi đôi với hành. b. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hànhc. Học đi đôi với hànhd. Rất nhiều người học đi đôi với hành.

Câu 11:

Câu: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào?

a. Phương châm về chấtb. Phương châm về lượngc. Phương châm quan hệd. Phương châm lịch sự

Câu 12:

Câu : “Ông nói gà, bà nói vịt ” người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?

a. Phương châm về chấtb. Phương châm về lượngc. Phương châm quan hệd. Phương châm lịch sự

Câu 13:

Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: Tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui nhưng… 

a. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm về lượng b. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm lịch sự.c. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm quan hệ.d. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm về chất

Câu 14:

Để lợi nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần: 

a. Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.b. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.c. Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. d. Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

Câu 15:

Khi viết lời văn: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn: 

a. Trực tiếp.b. Gián tiếp

Câu 16:

Câu sau người viết đã dùng cách dẫn nào? 
Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất.

a. Trực tiếp.b. Gián tiếp

Câu 17:

Từ mặt trời dưới đây được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Có một mặt trời trong lăng rất đỏ."

a. Phương thức ẩn dụb. Phương thức hoán dục. Phương thức so sánhd. Phương thức nhân hóa

Câu 18:

Thuật ngữ là:

a. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa họcb. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệc. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học.d. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ

Câu 19:

Người viết câu sau bị lỗi ở từ nào?
Huyện Krông Nô ta cũng có thắng cảnh đẹp.

a. Huyện Krông Nô.b. Cũngc. Thắng cảnhd. Đẹp

Câu 20:

Trong các câu sau câu nào là thành ngữ?

a. Gầm mực thì đen, gần đèn thì sáng.b. Được voi đòi tiên.c. Có công mài sắt, có ngày nên kim.d. Chó treo mèo đậy

Câu 21:

Trong các từ: Từ đơn; Từ phức; Từ; Từ ghép, từ nào có cấp độ khái quát cao nhất? 

a. Từ đơnb. Từ phứcc. Từd. Từ ghép

Câu 22:

Các từ in đậm trong đoạn thơ sau, tác giả đã vận dụng biện pháp tu từ nào? 
Không có kính rồi xe không có đèn 
Không có mui xe thùng xe có xước. 
                               (Phạm Tiến Duật )

a. Ẩn dụb. Hoán dục. Điệp ngữd. Nhân hóa

Câu 23:

Biện pháp tu từ được vận dụng qua các từ in đậm trong đoạn thơ: 
              Làn thu thủy nét xuân sơn 
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. 
                                         (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

a. Ẩn dụ b. Hoán dục. Điệp ngữd. Nhân hóa

Câu 24:

Từ in đậm trong, đoạn văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? 
“Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.”

a. Nói quáb. Nói giảmc. Nói tránhd. Nhân hóa

Câu 25:

Các tác giả văn học thường vận dụng các hình thức diễn đạt: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để:

a. Làm cho văn bản đa dạng về cách diễn đạt b. Làm cho hình thức văn bản đẹp hơn.c. Để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. d. Thuận lợi khi kể
Khách vãng lai đã xóa

lớp 7 mà

Khách vãng lai đã xóa
nguyen anh hieu
25 tháng 10 2019 lúc 20:43

PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3đ)

Câu 1: Văn bản “Mẹ tôi” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự    B. Biểu cảm    C. Nghị luận    D. Miêu tả

Câu 2: Bốn bài ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” em đã học được làm theo thể nào?

A. Lục bát    B. Thất ngôn tứ tuyệt    C. Ngũ ngôn tứ tuyệt    D. Thất ngôn bát cú

Câu 3: Bài thơ “Phò giá về kinh” ra đời trong hoàn cảnh nào ?

A. Sau khi Trần Quang Khải thắng giặc Nguyên Mông trên bến Chương Dương, Hàm Tử

B. Lí Thường Kiệt chiến thắng giặc Tống trên bến sông Như Nguyệt .

C. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng

D. Quang Trung đại phá quân Thanh.

Câu 4: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn nhắn gửi với mọi người điều gì?

A. Tổ ấm gia đình là quý giá, mọi người hãy cố gắng giữ gìn,bảo vệ.

B. Bố mẹ là người có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái.

C. Kể lại việc hai anh em Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau vì cha mẹ li hôn.

D. Nêu lên tâm trạng buồn khổ của hai anh em Thành và Thuỷ khi sắp phải chia tay nhau.

Câu 5: Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ “Qua đèo ngang” là tâm trạng như thế nào?

A. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.

B. Yêu say trước vẻ đẹp của quê hương đất nước.

C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.

D. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.

Câu 6: Cảnh tượng buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra là cảnh tượng như thế nào?

A. Êm ả và thanh bình.    B. Cô đơn buồn bả

C. Hùng vĩ và tươi tắn .    D. Ảm đảm và đìu hiu

PHẦN II. TỰ LUẬN (7đ)

Chép chính xác 3 câu tiếp theo của bài ca dao và nêu cảm nhận của em về bài ca dao đ

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Bùi Bảo Như
Xem chi tiết
Băng Hắc Hường🖤💗
Xem chi tiết
Xem chi tiết
_ _ _
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Anh
Xem chi tiết
Bùi Bảo Như
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Quỳnh Chi
Xem chi tiết