Chuyển câu sau “Chúng mình cùng góp tiền lại cho cậu bé.” thành hai câu khiến.
VD: Chúng mình cùng góp tiền lại cho cậu bé đi.
Câu 6: Đoạn văn nào dưới đây sử dụng sai dấu gạch ngang? Khoanh vào đáp án đúng.
A. Tôi mở to mắt ngạc nhiên - trước mặt tôi là bé Nga ở thành phố Hồ Chí Minh về chơi.
B. Hưng phát biểu khi được cô cho phép:
- Thưa cô, chúng em sẽ góp tiền tiết kiệm để giúp bạn Lan vượt qua khó khăn.
C. Nhiệm vụ của chúng ta là:
- Học tập tốt
- Lao động tốt
D. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
(Nhanh các bạn ơi, mình sắp phải nộp r ạ)
chuyển các câu sau thành câu hỏi:
a, Bố em đi làm bằng se máy b,Sáng nay chúng em được nghỉ học
c,Tớ với cậu đến nhà cô giáo
Câu chuyện về những chiếc vỏ sò
Một cậu bé 6 tuổi cùng em gái 4 tuổi đi vào chợ. Bất chợt cậu phát hiện em gái mình bị tụt lại phía sau. Cậu dừng chân và ngoái lại nhìn. Em gái cậu đang đứng trước một cửa hàng đồ chơi và chăm chú ngắm nhìn một thứ gì đó rất thích thú. Cậu đi lại chỗ cô bé và hỏi: “Em muốn mua cái gì à?” Cô em gái chỉ vào con búp bê. Cậu bé nắm lấy tay em và như một người anh có trách nhiệm, cậu cầm con búp bê đưa cho em. Cô bé rất vui.
Người chủ tiệm trong nhà đã trông thấy tất cả và cũng rất vui khi thấy hành động của cậu bé. Sau đó, cậu bé tiến đến quầy và hỏi người chủ tiệm:
- Thưa bác, con búp bê này giá bao nhiêu tiền ạ?
Chủ tiệm là một người điềm tĩnh và đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Ông hỏi cậu bé với giọng trìu mến:
- Thế cháu có thể trả cho bác bao nhiêu?
Cậu bé lấy ra tất cả số vỏ sò trong túi mà cậu đã lượm được bên bờ biển và đưa cho chủ tiệm. Ông chủ tiệm nhận lấy và bắt đầu đếm như thể đang đếm tiền. Sau đó, ông nhìn cậu bé. Cậu bé hỏi một cách lo lắng:
- Thưa bác, có phải chỗ vỏ sò đó ít quá ạ?
- Không, không đâu, chỗ này dư rồi. Vì vậy, ta sẽ trả lại phần thừa cho cháu. - Ông chủ tiệm nhẹ nhàng trả lời. Nói xong, ông chỉ giữ lại 4 vỏ sò và đưa chỗ còn lại cho cậu bé. Cậu bé vui vẻ bỏ những vỏ sò vào túi, chào ông chủ và rời đi cùng với em gái.
Người giúp việc trong cửa hàng đã rất ngạc nhiên khi chứng kiến tất cả câu chuyện. Anh hỏi ông chủ:
- Thưa ông, sao ông có thể bán một con búp bê đắt tiền như vậy với giá chỉ 4 vỏ sò?
Người chủ tiệm nở nụ cười hiền từ:
- Đối với chúng ta, đây chỉ là những vỏ sò. Nhưng đối với cậu bé, nó rất quý giá. Và ở tuổi này, cậu bé không hiểu tiền là gì, nhưng khi lớn lên, cậu sẽ biết. Khi nhớ lại mình đã mua một con búp bê bằng vỏ sò chứ không phải là tiền, cậu bé sẽ nhớ đến tôi và nghĩ thế giới này vẫn còn nhiều người tốt. Điều đó sẽ giúp cậu bé nuôi dưỡng một thái độ tích cực và có động lực để trở thành người tốt.
Theo Sống đẹp
Hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi ông chủ tiệm trong bài.
Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Đoạn văn nào dùng sai dấu gạch ngang?
A. Tôi mở to mắt ngạc nhiên - trước mặt tôi là bé Nga con dì Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh.
B. Hưng phát biểu khi được cô cho phép:
- Thưa cô, chúng em góp tiền tiết kiệm để giúp bạn Lan vượt qua khó khăn ạ!
C. Bác Loan - bác hàng xóm ở sát nhà tôi - mới nằm viện về. Mẹ bảo tôi:
- Tối nay hai mẹ con mình sang thăm bác Loan nhé!
Tôi vâng lời và chuẩn bị bài vở để tối có thể đi cùng mẹ.
D. Minh nói rằng - " Mình sẽ cố gắng về thăm bà trong dịp hè này
giúp mình với, trả lời mình tick cho nhé
Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Truyện thứ nhất:
Đồng tiền vàng
Một hôm, vừa ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé. Cậu bé chừng 12, 13 tuổi, dáng gầy gò, vẻ mặt xanh xao, mặc bộ quần áo rách tả tơi, chìa những bao diêm, khẩn khoản nhờ tôi mua giúp.
Tôi mở ví ra và chép miệng:
- Tiếc quá! Bác không có xu lẻ.
- Không sao ạ. Bác đưa cho cháu một đồng vàng cũng được. Cháu sẽ đi đổi rồi trả lại bác ngay.
Tôi nhìn cậu bé, lưỡng lự:
- Thật chứ?
- Thật đấy ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.
Vẻ mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi không còn chút đắn đo nào nữa, giao luôn cho cậu một đồng tiền vàng.
Nhưng rồi tôi đã phải tự trách mình quá tin người vì chờ mãi không thấy cậu bé bán diêm quay lại. Không thể đợi lâu hơn nữa, tôi phải đi.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình. Cậu bé này rất giống cậu bé bán diêm nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò và xanh xao hơn. Đôi mắt và giọng nói của cậu bé thoáng một chút buồn:
- Thưa bác, có phải bác vừa đưa cho anh Mai – cơn cháu một đồng tiền vàng không ạ?
Thấy tôi khẽ gật đầu, cậu bé tiếp:
- Thưa bác, cháu là Giôn, em trai anh Mai – cơn. Đây là tiền thừa của bác. Anh Mai – cơn bảo cháu mang đến. Anh cháu không mang trả bác được vì trên đường đến đây anh ấy bị xe tông gãy chân.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong một cậu bé nghèo.
Theo Truyện khuyết danh nước Anh
1. Cậu bé trong truyện làm nghề gì?
a. Ăn xin b. Bán diêm c. Không nghề nghiệp
2. Cậu bé khẩn khoản nói gì với người đàn ông?
a. Xin tiền b. Nhờ đổi tiền c. Nhờ mua diêm
3. Những đặc điểm nào cho thấy cậu bé rất nghèo khổ?
a. Chừng 12, 13 tuổi b. Vẻ mặt cương trực, tự hào. c. Gầy gò, xanh xao, quần áo tả tơi.
4. Vì sao lúc đầu người đàn ông lưỡng lự, sau tin tưởng giao 1 đồng tiền vàng cho cậu bé?
a. Vì thấy vẻ mặt cậu rất cương trực, tự hào khi nói mình không phải đứa bé xấu.
b. Vì nghe cậu hứa sẽ đi đổi tiền rồi trả lại ngay.
c. Vì tin những cậu bé nghèo luôn giữ lời hứa.
5. Điều gì cho thấy cậu bé rất tôn trọng lời hứa?
a. Bị xe tông gãy chân vẫn nhờ em đem tiền trả đúng hẹn.
b. Có một tâm hồn đẹp trong hoàn cảnh rất nghèo.
c. Cậu bé buồn vì không thực hiện được lời hứa.
6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a. cương trực, tự hào, đắn đo, lưỡng lự
b. gầy gò, xanh xao, tả tơi, khẩn khoản
c. tâm hồn, tự hào, ngạc nhiên, xanh xao
Trong mỗi câu sau đều có một từ dùng sai. Hãy chỉ ra từ đó và sửa lại cho đúng :
Bị đánh đòn, cậu bé vẫn kiên gan không khóc.
Từ dùng sai: .......................
Chữa lại:..................
hủ ngữ trong câu: "Tôi nhón người nhìn kĩ cậu bé để xem mình có nghe nhầm không." là: *
A. Tôi
B. Tôi nhón người
C. Cậu bé
D. Tôi nhón người nhìn kĩ cậu bé
viết bài văn kể lại câu chuyện "Cậu bé ham học"