Dựa vào số lượng màng bọc, em hãy cho biết bào quan nào dưới đây không cùng nhóm với những bào quan còn lại?
A. Ti thể
B. Lục lạp
C. Không bào
D. Nhân
Cacbohidrat gồm những loại hợp chất nào?
A. Đường đơn, đường đôi, đường đa
B. Đường đơn, đường đôi và glucozo
C. Đường đơn, đường đa và fructozo
D. Đường đa, đường đôi và xenlulozo
Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia Cacbohidrat ra thành ba loại là đường đơn,đường đôi và đường đa?
A. Khối lượng của phân tử
B. Độ tan trong nước
C. Số loại đơn phân có trong phân tử
D. Số lượng đơn phân có trong phân tử
Cacbohidrat không có chức năng nào sau đây?
A. Nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
B. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
C. Vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể
D. Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể
Cacbohidrat không có chức năng nào sau đây?
A. nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
B. cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
C. vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể
D. điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể
Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối
(1) Giải phóng oxi
(2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat
(3) Giải phóng electron từ quang phân li nước
(4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP
(5) Sinh ra nước mới
Những phương án trả lời đúng là
A. (1), (4)
B. (2), (3)
C. (3), (5)
D. (2), (5)
Điều nào dưới đây không đúng về sự giống nhau giữa cacbohidrat và lipit?
A. Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O
B. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào
C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
D. Đường và lipit có thể chuyển hóa cho nhau
Câu 37: Những đặc điểm nào sau đây là của enzim?
(1) Là những chất được tổng hợp trong tế bào sống.
(2) Tham gia vào cấu trúc tế bào.
(3) Là hợp chất cao năng.
(4) Là chất xúc tác sinh học.
(5) Là những phân tử có kích thước và khối lượng lớn.
(6) Được tổng hợp trong tế bào sống.
(7) Làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.
A. 3 B. 4 C.5 D.6
Những chất nào sau đây thuộc loại đại phân tử?
A. Đường đa, Lipit, Axit amin
B. Đường đa, Lipit, Prôtêin và Axit nuclêic
C. Fructozơ, Prôtêin và Axitnuclêic
D. Glucôzơ, Prôtêin và Axitnuclêic