Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Tập làm văn lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Trần Thành Đạt

             !!!!15GP CHO BÀI VĂN XUẤT SẮC NHẤT!!!!

Đề văn:

“Hoàn cảnh chi phối những kẻ nhu nhược và là đồng minh của người thông thái” (Ngạn ngữ Đức)

 Từ suy ngẫm về câu ngạn ngữ trên, hãy trình bày suy nghĩ và bài học của bản thân về cách ứng xử trước những khó khăn trong cuộc sống.

 

Sad boy
22 tháng 7 2021 lúc 15:25

bài văn lun hở trời đoạn văn được khum anh !?

Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 7 2021 lúc 15:29

Mại dô, 15GP và 5 coin cho bài văn xuất sắc nhất!

M r . V ô D a n h
22 tháng 7 2021 lúc 15:36

tránh đường cho chị Nguyệt trổ tài

Ħäńᾑïě🧡♏
22 tháng 7 2021 lúc 16:06

Hic ngu nhất văn 

༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
22 tháng 7 2021 lúc 16:25

từ từ đã xem lm đc ko! chắc chả hơn nổi cj Nguyệt đau nhưng dù sao cx chán vì...

Cứ thế loanh quanh, loanh quanh, loanh quanh
Lật qua lật lại hai giờ...

Nguyễn Thị Ngọc Thơ
22 tháng 7 2021 lúc 17:17

Hóng các cao nhân :v

Thảo Phương
22 tháng 7 2021 lúc 19:54

Tôi đã từng nghe ở đâu đó 1 câu nói được cho là ngạn ngữ của người Đức “ Hoàn cảnh chi phối những kẻ nhu nhược và là đồng minh của những người thông thái” .Thật vậy quan điểm trên cũng khá chính xác .Câu ngạn ngữ gồm 2 vế , đặt trong thế đối  với nhau.

Cùng là 1 hoàn cảnh giữa 2 người trái ngược nhau hoàn toàn nhu nhược với thông thái .Ý nói hoàn cảnh có thể tốt và xấu  do con người và cách biến hóa nó.Câu ngạn ngữ muốn khẳng định làm nguời phải biết tận dụng những thứ xung quanh để làm nên điều kì diệu.

 

Vậy hoàn cảnh là gì mà có thể làm được những điều kì diệu như vậy? Hoàn cảnh là   môi trường sống, điều kiện sống xung quanh. Hoàn cảnh sinh ra giống nhau, nhưng  kẻ như nhược và nguời thông thái  khác nhau ở ý chí, nghị lực, cách thức thay đổi bản thân để trở nên hoàn thiện hơn với hoàn cảnh (hoàn cảnh tốt hoặc xấu).

Có rất nhiều người  trong chiến tranh vì cái ăn mà đi làm những điều xấu xa,nối giáo cho giặc  nhưng cũng có 1 số người điển hình như Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước bằng 2 bàn tay trắng mở đường cho độc lập tự do cho đất nước ta làm cho nhân dân nể phục yêu quý.

Những người nhu nhược sẽ vì hoàn cảnh khó khăn gian khó mà thất bại mà oán trách.Nhưng nó cũng sẽ là người bạn làm cho người thông thái có đồng óc bức phá trở nên thành công.

Vì vầy câu ngạn ngữ ý muốn nói chúng ta phải biết vươn lên thay đổi về tư duy, suy nghic lối sống ko ngại gian khổ khó khăn sẽ tạo nên những giá trị tốt đẹp hơn cho bản thân gia đình và xã hội.

Hiện nay đa số chúng ta là những kẻ nhu nhược chưa dám bức phá nên thường thất bại ít thành công chúng ta phải dựa vào hoàn cảnh lợi dụng hoàn cảnh để thay đổi bản thân phù hợp với hoàn cảnh,Không phải ai cũng có hoàn cảnh tốt vậy nên chúng ta phải thay đổi để phù hợp và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Mỗi chúng ta sinh ra là một thiên thần của tạo hóa, thế nhưng thiên thần ấy chỉ có một cánh, muốn bay đến chân trời của ước mơ thì tài năng thiên bẩm không là chưa đủ. Cuộc sống là không gian bao la, tìm mãi chẳng thấy đường chân trời, thế nên để có thể vững vàng tìm đến ánh sáng của khát vọng thì ta cần một chiếc cánh của quan niệm sống. Khi ấy, bạn sẽ bay cao và bay xa trên chính đôi cánh diệu kì của mình. Thế nhưng, mỗi người trong chúng ta luôn có một cách ứng xử khác nhau khi gặp khó khăn, thay đổi bản thân hay thay đổi thế giới vẫn luôn là câu hỏi mà con người luôn canh cánh trong lòng. Cuộc sống quanh ta có thể được ví như một bức tranh muôn màu sắc mà mỗi con người là một nét vẽ vô cùng sống động. Ai trong chúng ta cũng mong muốn khẳng định vị trí của mình trong xã hội rộng lớn bao la, để trở thành nét chấm phá nhiệm màu trên bức tranh cuộc đời ấy.Vì vậy hãy làm con nguwoif thông thái để giải quyết bức phá tỏng hoàn cảnh khó khăn .Ko thể vì hoàn cảnh đẩy đưa, là do dòng đời nghiệt ngã, mà than, mà trách, mà hờn, mà dỗi.

 

.Câu ngạn ngữ ‘Hoàn cảnh chi phối những kẻ nhu nhược và là đồng minh của những người thông thái” thật đáng để mọi ngời đều biết và suy ngẫm.Thời gian có thể trôi qua nhưng giá trị của câu nói ấy thì còn mãi .Cuộc sống vốn không trải đầy hoa hồng mà thực chất toàn là phong ba tôi mong chúng ta có thể biết quý trọng nó bức phá nó.

*Fall*

Phía sau một cô gái
22 tháng 7 2021 lúc 20:08

Nghị luận hả anh ơi

Kậu...chủ...nhỏ...!!!
22 tháng 7 2021 lúc 20:33

muốn làm thử nhưng....

minh nguyet
22 tháng 7 2021 lúc 23:11

Ngạn ngữ Đức có câu: ''“Hoàn cảnh chi phối những kẻ nhu nhược và là đồng minh của người thông thái”. Câu nói này rất đúng trong cuộc sống hiện tại và nhất là với cuộc sống trong thời kì phát triển hiện nay.

Trước tiên, ta hãy hiểu hoàn cảnh là gì?. Hoàn cảnh là toàn thể những hiện tượng có liên quan với nhau ở một nơi và có tác động thường xuyên đến mọi sinh hoạt của nơi đó. Hoàn cảnh có tác động rất lớn đến con người vì chỉ có con người mới có thể thay đổi hoàn cảnh. Ngạn ngữ có nói đến việc hoàn cảnh sẽ chi phối những kẻ nhu nhược, thật đúng vậy. Trong cuộc sống hiện nay, khi mọi thứ trở nên khó khăn, hoàn cảnh thay đổi, chúng ta phải tự thay đổi nó. Những kẻ yếu đuối sẽ thường có suy nghĩ đổ lỗi cho hoàn cảnh, suy nghĩ tiêu cực và hành động làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Ví dụ như có rất nhiều bạn trẻ hiện nay suốt ngày kêu than rằng: ''Ở nhà mùa dịch chán vì suốt ngày chỉ biết máy tính, điện thoại'', đó chính là các bạn ấy đã bị hoàn cảnh chi phối. Có rất nhiều cách để thay đổi hoàn cảnh trong mùa dịch này là các bạn có thể tự tạo niềm vui cho mình bằng cách học thêm ngoại ngữ, nấu ăn, tập thể dục hay như cùng ngồi nói chuyện với người thân trong gia đình... thay vì đi than phiền trong tình cảnh chung như vậy. Với những người thông thái, hoàn cảnh là yếu tố giúp họ phát triển, trở nên thông minh, kiên cường và bản lĩnh hơn. Họ thay đổi hoàn cảnh, biến hoàn cảnh trở thành một điều bình thường. Trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn như hiện nay, người thông thái sẽ biến những điều bình dị trở thành ý nghĩa. Họ cùng nhau làm việc tốt, giúp đỡ người gặp khó khăn, lan tỏa những điều tích cực đến cộng đồng...

Với bản thân em, hoàn cảnh giúp em có thêm những bài học quý giá. Nó giúp em trở nên mạnh mẽ và có quyết tâm phải chinh phục nó. Cuộc sống chưa bao giờ bằng phẳng cả vậy nên chỉ có những khó khăn mới tôi luyện bản thân ta, giúp ta học hỏi được nhiều điều. Khi gặp một khó khăn, nếu như trước đây em chỉ biết ngồi khóc, giận dỗi trách rằng tại sao mọi thứ lại bất công với mình vậy, mình không xứng đáng như vậy... Nhưng rồi sau dần, em nhận ra rằng, cứ như vậy bản thân sẽ chẳng bao giờ lớn được mà chỉ có bản thân mình mới có thể giải quyết được nó. Sau này, khi nhận ra những điều ấy, em đã thay đổi bản thân hết mình, mỗi lúc khó khăn, em sẽ ngồi suy nghĩ lại về những khó khăn ấy, nghĩ cách giải quyết và xin ý kiến từ những người lớn... Một lần, rồi hai, ba lần... em thấy bản thân mình đã trưởng thành hơn rất nhiều. Và bài học em tự rút ra là: "Chỉ có bản thân ta mới có thể thay đổi hoàn cảnh''. Chẳng có gì trên thế gian này là hoàn hảo cả vậy nên ta phải tìm cách thay đổi nó thay vì ngồi trách cứ, đổi lỗi cho hoàn cảnh.

Câu ngạn ngữ này là bài học cũng như lời khuyên bổ ích dành cho tất cả những người trẻ chúng ta, tuy không còn mới nhưng nó là điều đáng để suy ngẫm và đúc kết bài học cho mình.

#hôm nay hơi thiếu cảm xúc :(((

Nguyễn Thuỳ Chi
23 tháng 7 2021 lúc 9:42

mk ngu văn lắm trong 3 môn Toán Văn Anh tui giỏi Toán còn Anh vừa vừa văn thì ngu nhất

Trịnh Ngọc Hân
24 tháng 7 2021 lúc 10:19

Bài làm

Cuộc sống thật bao la rộng lớn, mình tựa hạt cát giữa sa mạc. Mà cuộc đời thì chẳng bao giờ tròn trịa cả. Nó luôn là bức tranh mà tổng thể là mảng màu sáng – tối khác nhau. Thật vậy, sống giữa lòng cuộc sống, giữa lòng của bức tranh ấy, con người luôn khao khát tìm kiếm cho mình những lí tưởng, hoài bão, khát vọng, ước mơ để đi đến thành công rực rỡ và niềm hạnh phúc tuyệt đối. Nhưng con đường đi đến sự thành công có bao giờ dễ dàng với bất cứ ai! Bởi lẽ cuộc đời là nơi mà thượng đế đã chọn để trải tấm thảm đỏ đầy hoa hồng nhưng cũng lắm gai. Chính vì thế, trên con đường đi đến thành công luôn xuất hiện những khó khăn, bất trắc, những vật cản bước chân ta. Đó là hoàn cảnh khắc nghiệt nhằm thử thách ý chí của con người. Bàn về vấn đề này, ngạn ngữ Đức có câu: “Hoàn cảnh chi phối những kẻ nhu nhược và là đồng minh của người thông thái.”

Đứng trước khó khăn, biểu hiện dễ thấy của đa số người chính là việc đỗ lỗi cho hoàn cảnh rồi mang tất cả ý chí, nghị lực, những khát khao của thuở còn ao ước chạm đến thành công mang đi “cất giấu” hết. Có đáng như vậy không?! Chúng ta biết rằng “hoàn cảnh” chính là những yếu tố tác động đến công việc, hành động của con người. Thật ra chúng chỉ có vai trò tác động chứ không hề mang vai trò quyết định tuyệt đối đến công việc của chúng ta. “Những kẻ nhu nhược” chính là những con người khi đứng trước hoàn cảnh không có sự quyết đoán, họ tỏ ra yếu đuối và không dám đấu tranh vì những ước mơ, hoài bão của bản thân. Những con người như thế họ dễ bị hoàn cảnh tác động rồi từ từ chiếm lĩnh, chi phối thậm chí “ăn mòn” hết đi những bản lĩnh cần thiết của họ. Ngược lại với những kẻ nhu nhược chính là “những người thông thái”, họ là những có khả năng tiếp thu và làm chủ được mọi hành vi, mọi sự quyết định của mình. Đối diện với hoàn cảnh, dẫu cho xấu nhất đi chăng nữa thì họ vẫn có thể nhìn nhận và đưa ra cách giải quyết, hành xử đúng đắn nhất, khéo léo nhất. Như thế, đứng trước mọi hoàn cảnh, những người thông thái sẽ khó có thể bị chi phối, làm lung lay hay khiến con người “chùn chân mỏi gối”. Câu ngạn ngữ là lời cảnh tỉnh đối với những con người đang đối mặt với hoàn cảnh, dù là éo le hay thuận lợi cũng phải thật thận trọng, hãy thật thông thái mà nhịn nhận vấn đề thật thấu đáo, cặn kẽ để rồi đưa ra cho mình những sự lựa chọn, quyết định sáng suốt nhất. Và khi ấy “hoàn cảnh” sẽ hóa thành người bạn “đồng minh” đưa ta đến vị trí mà ta muốn, đến đỉnh núi thành công mà ta hằng mong đợi.

Nhà văn nổi tiếng người Trung Quốc – Lâm Ngữ Đường từng nói: “Rút cục không phải hoàn cảnh mới là quan trọng, chính phản ứng của ta đối với hoàn cảnh mới là quan trọng”. Đúng vậy, điều quan trọng trong cuộc đời này không phải là hoàn cảnh mà ta đang đối diện mà điều quan trọng chính là phản ứng của ta trước hoàn cảnh ấy. Phản ứng là thứ quyết định ta có vượt qua hoàn cảnh hay không? Một là bỏ chạy, lẫn trốn đồng nghĩa với đầu hàng trước hoàn cảnh. Hai là đương đầu, tìm cách giải quyết nghĩa là ta đấu tranh với hoàn cảnh để giành thắng lợi. Và dù cho bạn là người như thế nào, thông minh hay tài giỏi, bình thường hay kém cỏi thì hoàn cảnh vẫn sẽ luôn được tạo ra và đặt ngay trước mắt bạn. Đừng e ngại, bởi vì “hoàn cảnh” là một quy luật tự nhiên của tạo hóa, sống ở đời ai mà chẳng có hoàn cảnh và cũng chẳng ai có hoàn cảnh giống ai cả. Chúng sẽ không làm tổn thương ta, chúng chỉ giúp ta “bộc lộ con người” của chính mình. Như chính câu nói của James Allen: “Hoàn cảnh không tạo nên con người, chúng bộc lộ con người”. Hoàn cảnh được đặt ra như thử thách thách thức bản lĩnh, khả năng, ý chí của con người thậm chí giúp con người tìm ra những “điều phi thường” ẩn giấu trong chính con người mình. Từ đó, làm hành trang quý báu đưa họ đến cánh cửa của thành công.

Nói đến hai tiếng “hoàn cảnh” ta thường nghĩ đến đó là những yếu tố bất lợi, cản trở con người đi đến thành công, là những khó khăn, trắc trở vô cùng. Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con người cảm thấy bất an, đau khổ, thậm chí là tỏ vẻ bất lực như muốn buông xuôi đi mọi thứ. Ôi, nhưng không! Những thái độ đó chẳng giúp ích gì được cho ta cả, chúng chỉ làm cho con người thêm chán nản, nhục chí trước hoàn cảnh và thất vọng về bản thân. Hoàn cảnh tuy xấu nhưng vẫn sẽ luôn có “ánh sáng nơi cuối đường hầm”, đó vẫn là thứ mà ta cần vượt qua. Đừng hỏi bản thân: Liệu rằng ta có thể vượt qua không? Điều này có quá sức đối với mình không? Bởi vì giới hạn của bản thân ta không ai biết cả, ngay cả chính chúng ta cũng không thể rõ được cái lằn ranh ấy ở đâu. Hãy thử một lần, vượt qua hoàn cảnh éo le, ngang trái với muôn ngàn chông gai ấy. Khi vượt qua, ta sẽ thấy tự hào về bản thân vô cùng, đồng thời cũng thu nhặt cho chính mình những kinh nghiệm cùng với bài học quý giá. Ta nghĩ đến chú sâu rớm bé nhỏ, sinh ra đã mang hình hài của một con ấu trùng, đó chính là hoàn cảnh của nó. Chú sâu rớm khao khát được bước ra thế giới ngoài kia, được bay lượn với đàn ong, cánh chim trên nền trời xanh thẳm. Chú sâu đã chấp nhận rời xa tổ ấm cúng, tìm ăn những chiếc lá ngon lành, chịu bao nắng gió khắc nghiệt để rồi một ngày kia lột xác dẫu có đớn đau, nhưng cuối cùng chú sâu rớm ngày nào đã trở thành chú bướm với đôi cánh xinh đẹp, rực rỡ sắc màu, chao liệng trên bầu trời. Thế mới thấy, chấp nhận và vượt qua hoàn cảnh ta sẽ nhận được thứ đáng mong đợi và có khi còn nhiều hơn thế. Vì tất cả xứng đáng với công sức mà ta đã bỏ ra.

Ta nên biết “hoàn cảnh” không chỉ là những yếu tố bất lợi, khắc nghiệt mà hoàn cảnh đôi khi cũng chính là lúc mà ta cảm thấy thoải mái nhất, đáng tự hào nhất. Vâng, ở đây muốn nói đến hoàn cảnh thuận lợi. Vì sao trong hoàn cảnh thuận lợi con người vẫn có thể trở thành “kẻ nhu nhược” hay “người thông thái”? Bởi lẽ, hoàn cảnh tốt sẽ làm cho con người cảm thấy quá thuận lợi, quá bình yên, không có gì phải lo lắng hay sợ hãi. Từ đó dễ dàng có những quyết định lệch lạc, thiếu suy nghĩ. Phút chốc ta trở thành những “kẻ nhu nhược”. Ngược lại, bản thân có năng lực điều khiển mọi hành vi, quyết định của bản thân, tạm gọi đó là “sức mạnh nội tại” thì ta sẽ không dễ dàng để hoàn cảnh chi phối mọi suy nghĩ, lời nói, hành động. Ví như một vận động viên, trong cuộc thi chạy Marathon, khi đang dẫn đầu tưởng chừng như nắm chắc phần thắng trong tay. Anh ta ỷ lại và không còn cố hết sức như lúc mới bắt đầu chạy. Rất nhanh, một vận động viên xếp thứ hai, sau anh đã vượt qua nhanh chóng và giành vị trí thứ nhất, giành được giải vô địch. Điều này thật sự hối tiếc, chỉ vì một chút lơ là, thiếu suy nghĩ thấu đáo đã để vụt mất cơ hội chiến thắng. Hay câu chuyện quen thuộc “ngủ quên trên chiến thắng”, đó cũng là mối nguy hại đáng lo. Việc “ngủ quên trên chiến thắng” sẽ để lại hậu quả không ngờ, người khác vẫn đang cố gắng hằng ngày và bạn thì lại “ngủ quên”, thôi ngưng cố gắng. Điều đó nhanh chóng sẽ khiến ta trở thành “kẻ nhu nhược” và thất bại. Và hoàn cảnh tưởng chừng tốt đẹp ấy cũng sẽ nhanh chóng biến thành hoàn cảnh xấu xa, đáng sợ.

“Tôi không phải là sản phẩm của hoàn cảnh quanh tôi. Tôi là sản phẩm của những quyết định tôi lập” (Stephen Covery). Dù là hoàn cảnh tốt hay xấu thì chúng ta cũng phải thật thông thái, hãy tự đưa ra cho mình quyết định sáng suốt, đúng đắn nhất để bản thân không phải mắc những sai lầm đáng nuối tiếc. Chớ nên để hoàn cảnh quyết định cuộc đời bạn rồi biến bạn thành sản phẩm của chúng. Người thông thái họ sẽ luôn quan sát vấn đề thật kĩ lưỡng và tinh tế để từ đó có thể đưa ra những quyết định thật đúng đắn và thật sự cần thiết. Chúng ta hãy là những người thông thái, thông thái trước mọi hoàn cảnh sẽ giúp con người phát huy hết bản lĩnh, khả năng, nghị lực phi thường của bản thân. Năng lực bình tĩnh, thông thái sẽ góp phần vô cùng quan trọng giúp ta chiếm lĩnh mọi hoàn cảnh sống dù trong khắc nghiệt nhất, khi chiếm lĩnh được hoàn cảnh, có góc nhìn tích cực về vấn đề hơn ta sẽ dễ dàng đi đến thành công rực rỡ và niềm hạnh phúc tuyệt đối.

Bên trong con người luôn tồn tại một thứ gọi là “tự do”: tự do quyết định thái độ sống là một trong những khả năng của con người. Đó cũng là thứ mà chúng ta nên có được để giúp cho cuộc sống dễ dàng và tốt đẹp hơn. Thực tế không mấy ai có thể quyết định phản ứng, thái độ của mình trước hoàn cảnh cuộc sống. Đáng buồn thay vẫn luôn có những con người luôn trốn tránh hoàn cảnh, là do yếu đuối, sợ hãi hay do sự “hỗn loạn trong tâm”? Bất luận là lí do nào thì cũng thật đáng trách và cũng thật đáng buồn. Đừng vội trốn tránh hoàn cảnh, hoàn cảnh không hề nuốt chửng con người và hoàn cảnh không hề đáng sợ như mình nghĩ. Tất cả chỉ là sự tưởng tượng trong suy nghĩ hèn nhát của con người. Vượt qua được rào cản của mọi suy nghĩ, ta sẽ dũng cảm đối mặt với hoàn cảnh. Nhưng cũng đừng “xem nhẹ” hoàn cảnh mà ung dung tự  tại, khi ấy chính bản thân ta sẽ hùy hoại chính mình chứ không phải là hoàn cảnh. Tự tạo dựng cho mình cái nhìn cặn kẽ, đa chiều, thấu đáo và hơn hết là một ánh nhìn tích cực là điều cần thiết. Bên cạnh đó cần nên bình tĩnh, lặng người lại một chút để suy nghĩ, tìm ra giải pháp, đừng tạo sự hỗn độn trong tâm trí. Từ đó ta sẽ là người thông thái trước hoàn cảnh.

“Hoàn cảnh chi phối những kẻ nhu nhược và là đồng minh của người thông thái” câu ngạn ngữ Đức là một bài học nhưng đồng thời cũng là lời răn dạy của các bậc tiền bối đi trước dành cho thế hệ sau này. Dù hoàn cảnh có tốt đẹp hay xấu xa thì ta cũng không nên đổ lỗi cho chúng để mà che đậy đi sự hèn nhát, nhu nhược của bản thân. Vì cuộc sống của ta là do ta lựa chọn và quyết định, có thành công hay thất bại cũng là do chính mình. Những yếu tố ngoại cảnh chỉ có khả năng tác động đến con người, còn việc có thích nghi và vượt qua hay không phần lớn phụ thuộc vào bản lĩnh, khả năng hay như chính câu ngạn ngữ là phụ thuộc vào sự “thông thái” của con người. Người thông thái sẽ biến tất cả những vật cản của hoàn cảnh thành người bạn “đồng minh” giúp họ đi đến thành công. Vậy nên, đứng trước mọi hoàn cảnh sống, ta hãy luôn là một người thông thái bạn nhé!

                                                            Bài làm của Trịnh Ngọc Hân

Do em thấy bài đăng hơi muộn nên có sự chậm trễ. Mọi người đọc và cho mình nhận xét nhé!


Các câu hỏi tương tự
Ánh Dương Nguyễn Vũ
Xem chi tiết
Nghiêm Phương Linh
Xem chi tiết
Trương Quang Minh
Xem chi tiết
Thanh Trúc
Xem chi tiết
Minh Dương
Xem chi tiết
Grim XDGame
Xem chi tiết
Thảo Suki
Xem chi tiết
Vũ Thu Hiền
Xem chi tiết
Lương Thụy Nhã Hiếu
Xem chi tiết